Cầu nối cho nông dân
Lý do là gia đình bà được Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp để mua phân bón trả chậm, với hình thức thanh toán đầu vụ lấy phân, cuối vụ trả tiền; không phải trả bất kỳ chi phí phát sinh nào, mà chỉ thanh toán số tiền bằng giá khi nhận hàng.
Ông Hoàng Văn Đông, đội 16, xã Thanh Chăn cũng chia sẻ: Mỗi vụ gia đình tôi gieo cấy 2.000m2 lúa, chưa kể 3.000m2 rau màu các loại, nên cần lượng phân bón tương đối lớn. Được mua phân bón trả chậm giúp gia đình tôi chủ động trong mùa vụ, tôi thấy đây là chương trình vô cùng thiết thực đối với nông dân. Mong rằng Hội nông dân có thêm nhiều chương trình hỗ trợ tương tự để người dân yên tâm trong sản xuất nông nghiệp.
Với vai trò là “cầu nối”, trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã chủ động phối hợp với các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất phân bón: Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Công ty phân bón Lào Cai... giúp nông dân mua phân bón chả trậm.
Từ đó, người dân không còn lo lắng mua phải phân bón và các loại vật tư nông nghiệp chất lượng kém, giá thành không phù hợp. Từ đầu năm 2014 đến nay, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã phối hợp với các đơn vị cung ứng 400 tấn đạm, 100 tấn lân, 100 tấn kali và gần 1.000 tấn NPK các loại cho nông dân trên địa bàn.
Cùng với đó, các cấp Hội đã tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi tập huấn quy trình sử dụng phân bón đồng bộ khép kín; xây dựng các mô hình trình diễn sử dụng phân bón. Hội Nông dân huyện cũng phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư, tổ chức hàng chục buổi hội thảo đầu bờ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn để nông dân tham quan và học tập.
Không chỉ phối hợp với các đơn vị cung ứng phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp bằng hình thức trả chậm, Hội Nông dân huyện Điện Biên còn phát huy tốt vai trò là cầu nối với Ngân hàng Chính sách xã hội để nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Đến hết tháng 5/2015, Hội đã nhận ủy thác với tổng dư nợ trên 141 tỷ đồng cho trên 4.000 lượt hộ vay vốn. Ngoài ra, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện đã tiếp nhận quỹ hỗ trợ nông dân 2 tỷ đồng, giải quyết cho 60 hộ vay vốn sản xuất.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện Điện Biên còn thành lập các câu lạc bộ nông dân nhằm thu hút, tập hợp nông dân để thông qua diễn đàn này những hộ sản xuất kinh doanh giỏi phổ biến kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất. Đồng thời tổ chức các chương trình “Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn ở một số xã đặc biệt khó khăn” theo hình thức “cầm tay chỉ việc” bằng các mô hình thực địa; kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật chế biến nông sản... giúp hộ nghèo nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Tiến Từ - Chủ tịch UBND xã Phong Hải chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, quản lý quy hoạch, sản xuất vùng nuôi tôm trên cát của địa phương tại Diễn đàn KN @ NN "Phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hướng an toàn, bền vững ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.

Chuyến ra khơi này tàu làm dịch vụ hậu cần, chuyên cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thu mua hải sản cho ngư dân. Tàu vận chuyển 17.000 lít dầu, trên 1.000 cây đá, 7.000 khay đựng cá…, tổng giá trị chuyến ra khơi trên 300 triệu đồng. Sau chuyến biển đầu tiên này, tàu SANG FISH 01 sẽ ra khơi để đánh bắt hải sản kiêm công tác dịch vụ hậu cần cho bà con ngư dân.

Mô hình được thực hiện trên quy mô 1.200 m2 tại hộ gia đình nhà ông Nguyễn Kiên Quyết, xóm 5B. Các loại cá được thả là: rô phi đơn tính, trắm cỏ, mè, chép, trôi; kích cỡ giống thả từ 5-12 cm; mật độ 3 con/m2; số lượng giống 3.600 con.

Nhằm ổn định nguồn nước mặn phục vụ tại vùng nuôi tôm Phước Thuận, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý chủ trương cho xây dựng kênh cấp nước mặn từ biển Hồ Tràm và nước ngọt từ hồ sông Ray vào khu vực nuôi tôm xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc).

Dak Lak là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng thủy sản nước ngọt và khai thác thủy sản nội đồng. Tuy nhiên, những năm gần đây việc khai thác quá mức bằng các công cụ hủy diệt và không theo mùa vụ đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên giảm mạnh.