Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cau Bí Đầu Ra

Cau Bí Đầu Ra
Ngày đăng: 04/03/2014

Những ngày này, hàng ngàn hécta cau trong tỉnh Quảng Ngãi đang bước vào cuối vụ thu hoạch. Nếu như các năm trước, cuối vụ giá cau luôn ở mức cao và luôn trong tình trạng khan hàng, thì năm nay giá cau xuống thấp kỷ lục, nhưng vẫn không tiêu thụ được. Người trồng và thu mua cau đau đầu với loại cây trồng đặc thù này.

Bán 1 tạ cau mua được… 2kg gạo

Sau Tết Nguyên đán, người trồng cau trong tỉnh bắt đầu vào cuối vụ thu hoạch. Tuy cuối vụ sản lượng không cao, nhưng đây luôn là thời điểm bà con trông chờ nhất, vì cau luôn trong tình trạng khan hàng, khiến giá thu mua bao giờ cũng cao hơn đầu vụ. Thế nhưng năm nay, giá cau không những rớt thê thảm mà thương lái còn chẳng ngó ngàng tới.

Những buồng cau ở vườn cau gần 300 gốc của gia đình ông Võ Văn Danh, ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa) đã nhuộm một màu đỏ ối vì “quá lứa" mà không được thu hoạch. Ông Danh thở dài: “Mấy năm trước với vườn cau này, khi giá chỉ hơn 5 nghìn đồng/kg thì gia đình tôi đã thu từ 5 - 6 triệu đồng mỗi mùa. Nhưng năm nay giá rớt còn 200 đồng/kg mà chẳng thấy ai hỏi han gì. Bán một tạ cau chỉ mua được 2kg gạo. Giờ muốn đốn đi để lấy đất trồng cỏ sữa nuôi bò”.

Là một người chuyên đi mua cau ở các xã trong huyện Tư Nghĩa, anh Nguyễn Đức Tấn, ngụ ở xã Nghĩa Thương cho biết: “Vào thời điểm này năm trước, tôi phải đi lùng sục mới mua được cau. Còn năm nay vì cau quá rẻ, nên chủ vườn liên tục điện thoại bảo tới để cho chứ không lấy tiền. Họ chỉ nhờ mình hái buồng đi để “dọn cây” cho sạch, hy vọng vào lứa cau năm sau”. Tuy là “lấy của cho đi bán”, nhưng theo anh Đức, một ngày hái được 2 tạ cau, đem đến vựa thu mua anh cũng chỉ được họ trả 80 nghìn đồng. Tính ra không đủ chi phí.

Bị động về đầu ra

Vựa cau được xem là lớn nhất huyện Tư Nghĩa của gia đình bà Võ Thị Trúc ở khối 1 thị trấn La Hà, tuy đang là giờ cao điểm thu mua, nhưng chỉ có vài người. Theo bà Trúc, các năm trước, vào thời điểm này các lò sấy hoạt động hết công suất, mỗi ngày sấy được hơn 1 tấn cau khô và cứ sau 10 ngày là xuất đi một chuyến.

Nhưng gần 4 tháng nay, các lò sấy đành phải “đắp chiếu” để đó. Bà Trúc cho biết: “Hơn 40 tấn cau khô trị giá hơn 1 tỷ đồng, đã chất đống từ mấy tháng nay mà không xuất đi được. Gần 2 tỷ tiền cau xuất đi cách nay 5 tháng thì bị họ nợ đến giờ vẫn chưa thể đòi. Bao nhiêu vốn liếng và tiền vay mượn đều đổ vào cau, giờ thế này chắc phải bán nhà để trả nợ!”.

Cách nhà bà Trúc chưa đầy 100m, vựa cau của anh Nguyễn Văn Tân cũng cùng chung cảnh ngộ. Hơn 15 tấn cau khô đã nằm “bất động” trong kho hơn 4 tháng nay. Số cau xuất đi tuy đã được lựa chọn kỹ những trái đạt chuẩn, nhưng vẫn bị họ trừ khấu hao hụt lên đến 40%, với chính lý do… không đạt chuẩn.

“Giá cau phụ thuộc vào phía Trung Quốc, họ nhập thì cau sẽ có giá, nhưng nếu họ ngưng thì ngay lập tức giá rớt thê thảm. Mình đâu biết khi nào họ ngừng nhập đâu, các vựa ở đây đều bán qua người trung gian được gọi là tài xích”, anh Tân cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Hải Sản Giảm 4.200 Tấn Khai Thác Hải Sản Giảm 4.200 Tấn

Đến nay, đã vào giữa mùa khai thác hải sản năm 2013, nhưng ngư dân huyện Núi Thành (Quảng Nam) chỉ đánh bắt được tổng sản lượng 14.800 tấn hải sản các loại, đạt 46,25% kế hoạch năm, giảm 4.200 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

06/06/2013
Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ

Nhiều nông dân ở Đác Nông đã chú trọng hái cà phê khi tỷ lệ qủa chín đạt trên 90%, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh.

03/01/2013
Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

07/06/2013
Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

08/06/2013
Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên) Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên)

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

13/01/2013