Cắt Vai, Bôi Vôi Trái Mít Có An Toàn Cho Người Dùng?

Hiện nay, nhiều vựa thu mua mít ở khu vực xã Cẩm Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) thường cắt một miếng lớn ở vai trái và sau đó được “sơn” kín bằng một “dung dịch màu trắng”. Dư luận thắc mắc: cắt vai trái mít có tác dụng gì? “Dung dịch màu trắng” là chất gì, có độc hại cho người dùng?
Ông Nguyễn Văn Lượng, chủ vựa trái cây Tấn Phát, người đầu tiên áp dụng cách cắt vai trái mít và sơn vôi lên vết cắt cho biết, tác dụng của việc này là đốc hết mủ còn trong trái sau khi hái - giống như cách truyền thống đóng cọc vào cuống mít và bôi vôi làm cho vết cắt mít không bị nhão nhoét (thường do bị nhiễm nấm gây thối chỉ sau 1 - 2 ngày).
Tùy giống mít, tùy trái già hay chưa thật già, vài ngày sau khi cắt, khi thấy gai trái mít hơi mềm thì cắt sâu xuống để kiểm tra chất lượng từng trái, phân loại để giao hàng và định giá giao từng loại. Vết cắt hở sẽ tồn tại từ vựa đi ra thị trường!
Theo ông Lượng, cắt như vậy giúp người kiểm tra chất lượng sản phẩm đánh giá được trái mít đó thuộc hạng nào mà bán cho khỏi nhầm lẫn. Khui cách này trái mít vẫn phù hợp cho việc xẻ miếng bán lẻ. Chất màu trắng sử dụng để bôi là vôi ăn trầu, thứ vôi không làm ngộ độc cho người dùng.
ThS. Nguyễn Chí Hiếu, trưởng phòng bảo vệ thực vật, Viện cây ăn quả miền Nam (Sofri) cho biết, có thể bôi vôi lên vết cắt trái cây để chống lại nấm bệnh, vi khuẩn gây thối rữa. Tuy nhiên, vì là thực phẩm, cần dùng vôi tinh khiết từ một cơ sở sản xuất vôi dùng cho thực phẩm.
Quy trình bôi vôi cần được thiết lập và hoàn thiện để vôi không bong ra khỏi mặt cắt hay tạo vết nứt tạo ngõ cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Vôi hầu như không độc khi dùng hàm lượng nhỏ nhưng cũng có ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, rất cần thiết phải qua các xét nghiệm để xác định biện pháp này có an toàn thực phẩm hay không.
Việc xác nhận biện pháp này là rất cấp thiết bởi thực tế có một số người dùng vôi rẻ hơn “vôi ăn trầu” như vôi Càn Long, vôi quét nhà hay một thứ chất gì đó trát lên trái cây. Nhìn những ca, chậu, xoong nồi cũ chứa dung dịch vàng ngà (vôi nhựa mít được xài ngày này sang ngày khác mà không được cọ rửa, quyện lên miệng, tràn ra phía ngoài) khó thuyết phục người tiêu dùng an lòng ăn mít. Đặc biệt một số người vẫn còn dùng phân bón làm trái chín bôi vào cuống, phân bón này chưa có công ty nào đăng ký dùng cho trái mít.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10.6, lần đầu tiên UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ phát động phong trào xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) cho một huyện là Đơn Dương. Đây là huyện duy nhất trong tỉnh Lâm Đồng được chọn làm điểm để xây dựng NTM...

Đến nay, một số hộ nông dân ở xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đã thực hiện thành công mô hình trồng chanh không hạt (có xuất xứ từ tỉnh Bến Tre).

Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phòng, đất nước độc lập. Những người lính chiến đấu trong quân đội trở về với quê hương, gia đình mình. Người thì lo làm kinh tế, người thì tiếp tục phục vụ cho địa phương nơi mình sinh sống.

Trong khi nhà vườn trồng nhãn thua lỗ do bệnh chổi rồng hoành hành thì người trồng sầu riêng ở Sóc Trăng phấn khởi vì hiện tại, giá bán sầu riêng tại vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vẫn giữ mức khá cao.

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước phát triển tương đối mạnh, nhiều đối tượng nuôi như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ba sa… đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.