Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp Phép Cho Ngô Biến Đổi Gene, Giảm Áp Lực Nhập Khẩu?

Cấp Phép Cho Ngô Biến Đổi Gene, Giảm Áp Lực Nhập Khẩu?
Ngày đăng: 25/08/2014

Áp lực về nhập khẩu hàng triệu tấn bắp mỗi năm đã thôi thúc ngành nông nghiệp công nhận sản phẩm biến đổi gene.

Theo đó Hội đồng An toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã kết luận sản phẩm ngô biến đổi gene an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học. 

Song có lẽ quan trọng hơn cả vẫn là sức ép từ số liệu nhập khẩu ngô mỗi năm. Cụ thể báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong sáu tháng đầu năm 2014, so với cùng kỳ năm trước, khối lượng bắp nhập khẩu tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị; khối lượng nhập khẩu đậu nành (đậu tương) tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị.

Cho rằng cây ngô biến đổi gene có khả năng tự kháng sâu bệnh, cỏ dại, chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, giàu dưỡng chất… năng suất lại cao hơn 10-20% so với các giống bắp truyền thống nên Bộ NN&PTNT đang kỳ vọng vào loài cây này.

Trong khi đó giới chuyên môn chưa hẳn đồng tình với loài cây này không đơn giản chỉ vì sự an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường mà hơn thế là sự phụ thuộc giống cây.

Theo giới chuyên môn cây trồng BĐG đều là sản phẩm của các công ty đa quốc gia chứ không phải từ các đơn vị trong nước nên có thể việc phổ biến cây trồng BĐG chỉ làm lợi cho doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp lại đang được xem là yếu khi người nông dân trồng lúa bán giá rẻ, bỏ ruộng và không ít nơi hoa quả trồng không bán được và đem cho trâu bò ăn.

Điều này còn trái ngược hơn trong khi việc xuất khẩu gạo Việt Nam luôn đứng trong top giá rẻ thì việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lại phải chịu giá đắt.

TS Lê Bá Lịch, Hiệp hội thức ăn gia súc từng chia sẻ rằng, mỗi năm Việt Nam đang nhập khoảng 2 triệu tấn thức ăn gia súc mất khoảng 550 triệu đô. Trong khi đó với ngô hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước. Gạo thì xuất giá rẻ nhưng trong nước thì phải nhập thức ăn. Tại sao lại không cơ cấu lại?.

Trong khi đó với cây trồng biến đổi gene thì TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho rằng: việc khảo nghiệm được tiến hành trong ba năm (2010-2012) với một số chỉ tiêu cơ bản trên đồng ruộng nên không thể giải quyết và trả lời được hết mọi nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với môi trường sinh thái và sức khỏe con người.


Có thể bạn quan tâm

 Đánh giá bộ giống lúa chịu mặn Đánh giá bộ giống lúa chịu mặn

Ngày 11/9, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đi thực địa đánh giá bộ giống lúa chịu mặn trồng khảo nghiệm tại các xã An Hòa, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Cư (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

15/09/2015
Giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT cho lãi ròng gần 16 triệu đồng/ha Giống ngô biến đổi gen NK66BT/GT cho lãi ròng gần 16 triệu đồng/ha

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, ngày 10-9.

15/09/2015
Trồng xạ đen cho hiệu quả cao Trồng xạ đen cho hiệu quả cao

Những năm gần đây, công dụng của xạ đen được biết đến nhiều như hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, viêm gan B, các bệnh về gan, dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng - chống bệnh tật và ngăn ngừa ung thư

15/09/2015
Bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn đã ổn định Bệnh rệp sáp bột hồng trên cây sắn đã ổn định

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, từ cuối tháng 8 đến nay, toàn tỉnh không phát hiện thêm diện tích sắn bị bệnh rệp sáp bột hồng (RSBH) lây lan, gây hại.

15/09/2015
Triển vọng từ các giống mì mới Triển vọng từ các giống mì mới

Nhằm đưa các giống mì mới có năng suất cao vào thay thế các giống mì cũ để tăng thu nhập cho người dân, năm 2015, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã triển khai “Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng mì giống mới KM140 và KM419 tại 2 xã Lơ Ku và Đak Smar.

15/09/2015