Cấp nhãn hiệu Hồ tiêu Xuân Lộc

Xuân Lộc đang là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh Đồng Nai về diện tích hồ tiêu với gần 3 ngàn hécta, chủ yếu tập trung tại các xã: Xuân Thọ, Xuân Trường, Suối Cao,… các giống phổ biến, như: Vĩnh Linh, Sẻ, Ấn Độ.
Với diện tích 2 ngàn hécta đang cho thu hoạch, mỗi năm Xuân Lộc cung cấp ra thị trường với sản lượng khoảng 6 ngàn tấn tiêu đen.
Theo đánh giá của hiệp hội tiêu trong nước và quốc tế, hạt tiêu tại vùng đất Xuân Lộc có chất lượng tốt, sọ tiêu to, chắc, vị cay nồng rất đặc trưng. Song do chưa có thương hiệu nên hạt tiêu của Xuân Lộc luôn chịu giá bán ngang với hạt tiêu các vùng khác.
Việc cấp nhãn hiệu “Hồ tiêu Xuân Lộc” này không chỉ giúp cho hạt tiêu của Xuân Lộc có chỗ đứng trong thị trường nội địa mà mở ra cơ hội tiến xa ra thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.

Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).

Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án 'Lâm nông kết hợp trên đất dốc', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.

Tại thời điểm này, giá mủ cao su chỉ bằng mức 1/2 năm 2011. Trong khi đó, hiện lượng mủ tồn đọng ở các công ty cao su rất lớn.

Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.