Cấp Cá Giống Cho Các Huyện Miền Núi

Trong hai tháng 5 và 6/2013, các Trạm Khuyến nông ở huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu... của tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt cấp cá giống cho các hộ dân trong vùng gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Điển hình, Trạm Khuyến nông huyện Quỳ Châu đã cấp cá cho 6 xã với tổng trọng lượng cá là 1100 kg, trong đó xã Châu Thuận 160 kg, xã Chây Thắng 180 kg, xã Châu hội 190 kg, xã Châu Hoàn 150 kg, xã Châu phong 250 kg, xã Diên Lâm 170 kg… Các loại cá được cấp cho dân chủ yếu là một số loài cá truyền thống như: cá mè, trôi, trắm, chép... và được sản xuất từ các trại sản xuất giống đảm bảo chất lượng như Trung tâm sản xuất giống Yên Lý, Hợp tác xã giống thuỷ sản Đô Lương.
Trong chương trình này, Nhà nước đã hỗ trợ 70% chi phí con giống, người dân đối ứng 30% còn lại và chịu phí vận chuyển cá. Chương trình này đã giúp bà con nông dân có hướng sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt trên địa bàn các huyện miền núi, tạo công ăn việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ dân đang găp khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".

Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).

Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.

Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.

Đề tài “Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo cá gáy biển tại Khánh Hòa” vừa được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu loại khá đã mở ra triển vọng về một loại đối tượng nuôi mới.