Cấp Bù Lãi Suất Phát Triển Thủy Sản

Thông tư hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đang được Bộ Tài chính soạn thảo.
Dự thảo nêu rõ, các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách tín dụng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu sẽ được ngân sách nhà nước cấp bù toàn bộ lãi suất cho vay là 7%/năm trong năm đầu tiên từ ngày ký hợp đồng cho vay.
Nếu mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm thì cấp bù theo lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố. Những năm tiếp theo, sẽ cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng cho vay với mức lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định.
Theo đó, mỗi quý, Bộ Tài chính sẽ thực hiện tạm cấp bù 90% số lãi suất phát sinh quý trước nhưng không vượt quá dự toán được giao đầu năm. Trường hợp không thực hiện tạm cấp, Bộ Tài chính có văn bản trả lời các ngân hàng trong thời hạn 20 ngày làm việc...
Theo dự thảo, các ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù lãi phải đáp ứng được điều kiện về thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67 và các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay trong hạn (bao gồm cả các khoản vay được gia hạn nợ theo quy định). Trường hợp các khoản vay không trả nợ gốc và lãi đúng hạn bị chuyển sang nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan thì số dư nợ gốc đó không được cấp bù lãi suất kể từ ngày quá hạn.
Có thể bạn quan tâm

Sức mua của các mặt hàng trứng, thịt gia cầm hiện đã giảm sâu nên hầu như nguồn hàng gia cầm sạch thu mua chưa thể đưa ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ lưu kho. Thông qua thu mua, doanh nghiệp hỗ trợ người nuôi giữ giá và có thêm chi phí để tái đàn. Hàng cũng được dự trữ để cung ứng ra thị trường với giá ổn định sau khi hết dịch.

Thời gian qua, ngư dân các vùng ven biển ở Bình Định trúng đậm tôm hùm giống. Tôm xuất hiện dày, cộng với cách đánh bắt mới đạt hiệu quả cao nên ngư dân có những chuyến biển thắng lớn.

Huyện Ba Tri (Bến Tre) có khoảng 835 ha đất sản xuất muối. Trong đó tập trung ở các xã Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy và An Thủy.

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 32.500 ha rừng hồi, sản lượng trung bình 5.000 đến 10.000 tấn hồi khô/năm. Cây hồi cho 2 vụ thu hoạch, vụ chính từ tháng 7 tới tháng 9 và vụ sau là từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau.

Theo nguồn tin của NNVN, trong ngày 10/3 có cuộc làm việc giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị và đơn vị liên quan để giải quyết vấn đề trâu bò ngoại nhập qua biên giới bị dịch bệnh LMLM.