Cấp Bách Xây Dựng Thương Hiệu Cá Tra

Ngày 25/11, tại TP Cần Thơ, hội thảo “Đầu tư phát triển thương hiệu: Đa dạng hóa sản phẩm và tạo sự khác biệt”, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tổ chức.
Tại hội thảo, ông Stephen Kreppel, chuyên gia xây dựng thương hiệu quốc gia Cty tư vấn National Consultancy (Anh) cho rằng: “Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra đã không còn là chuyện riêng của DN, mà đang trở thành vấn đề cấp bách”.
Theo ông Stephen Kreppel, cá tra ở ĐBSCL gần như độc quyền về xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhưng vẫn chưa có thương hiệu. Trong thời gian qua, các DN ở ĐBSCL chỉ tập trung xuất khẩu với số lượng lớn, cạnh tranh nhau về giá, đây là phương thức cạnh tranh tự giết mình.
Do đó, để xây dựng được thương hiệu cho ngành cá tra, cần sự nỗ lực của nhiều phía, trong đó có Chính phủ, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là đi từ chất lượng, hiểu khách hàng, tiếp thị, truyền thông, củng cố và phát triển hệ thống phân phối, nhất là Việt Nam lại nổi tiếng về ẩm thực, tại sao không kết hợp sản phẩm gia tăng, quảng bá qua kênh này và nhiều kênh khác nữa.
Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/cap-bach-xay-dung-thuong-hieu-ca-tra-post135130.html
Có thể bạn quan tâm

Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.

Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.

Mô hình có diện tích 1.000 m2, được thực hiện trên phần đất rừng vừa khai thác cây, xung quanh có đào kinh nhỏ bao khuôn. Hiện nay cá bổi con được hơn 45 ngày tuổi, phát triển tốt. Theo quan sát của chúng tôi, khi ăn cá nổi dày đặc trên mặt nước.

“Con gì tám cẳng hai càng; không đi mà lại bò ngang cả ngày” - câu đố dân gian về con cua nay bỗng dưng trở thành thời sự tại xứ sở Cà Mau - nơi con cua biển đang “mang họa” vì cái tên “Trung Quốc”. Cách đây hơn một năm, con cua biển Năm Căn (Cà Mau) bầm giập vì thương lái thu mua quên trả tiền, nay người nuôi cua biển mang nỗi hàm oan “cua Trung Quốc” khiến con cua có nguy cơ “gãy càng” trước khi được công nhận thương hiệu quốc gia.

Sông Vàm Cỏ Đông lâu nay bị các cơ sở sản xuất chế biến mì, cao su nằm ven bờ tận dụng để xả nước thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước. Thời gian qua, Sở Tài nguyên - Môi trường Tây Ninh đã tích cực vào cuộc, xử lý nghiêm một số cơ sở có hành vi vi phạm nói trên.