Phú Yên Không Thả Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, không để người dân tự ý thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.
Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra, giám sát các vùng nuôi trồng thủy sản, không chủ trương nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt và thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Phú Yên.
Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và người dân đều thấy rằng việc đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi trong nước ngọt có nhiều bất cập. Cụ thể là việc này sẽ tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm.
Về lâu dài, việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh.
Bên cạnh đó, năng suất, sản lượng, chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm nuôi ở nước ngọt kém hơn so với nước lợ, giá bán thấp hơn. Đặc biệt, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định thì người nuôi sẽ có nguy cơ thua lỗ. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm chưa phù hợp, chi phí đầu tư cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm sẽ là rủi ro lớn cho người nuôi.
Mặt khác, các mầm bệnh mới từ tôm thẻ chân trắng có thể lây lan cho đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh và các loài thủy sản khác.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3-5, ông Phan Văn Phụng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chôm chôm năng suất cao xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), cho biết hiện các thành viên trong câu lạc bộ đang bước vào vụ thu hoạch chôm chôm đầu mùa với tâm trạng phấn khởi bởi năm nay giá chôm chôm đầu mùa đang ở mức cao, khoảng 20 ngàn đồng/kg, tăng 3 ngàn đồng so với thời điểm này năm ngoái.

Năm 2014, trong khi các loại chuối bơm, chuối sứ…rơi vào cảnh rớt giá, tồn hàng vì gặp khó khăn về đầu ra thì có thời điểm chuối tiêu “sốt” giá đến 15 ngàn đồng/kg. Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này vẫn còn rất lớn qua những thị trường mới chứ không chỉ xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc như trước.

Năm 2015, xã Thụy An (huyện Ba Vì, TP.Hà Nội) tiếp tục duy trì hơn 200ha diện tích trồng dứa. Theo người dân, vụ dứa năm nay cho năng suất cao, mỗi héc ta từ 45.000 – 50.000 quả, lợi nhuận đạt 150 triệu đồng/ha/năm.
Giá chanh trái bông tím đang thu hoạch tại nhà vườn thuộc xã Tích Thiện (Trà Ôn, Vĩnh Long), hiện giao bán thương lái 15.000 đ/kg. So một tháng trước, mức giá này giảm gần 10.000 đ/kg.

Được sự giới thiệu của một số người bạn và sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con nông dân thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, chúng tôi dễ dàng tìm đến được mô hình trồng măng tây xanh của chị Phan Thị Điệu, một xã viên Hợp tác xã Phú Thái.