Cao Su Lộc Ninh Bón Phân Cá Thay Phân Vô Cơ

Hiện Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Cao su Lộc Ninh) được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chọn là đơn vị điểm cải tiến kỹ thuật nông nghiệp. Công ty đã ứng dụng hiệu quả để các đơn vị trong, ngoài tập đoàn học tập. điển hình như trồng bầu 4-5 tầng lá để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 6 tháng đến 1 năm.
Năm 2012-2013, Nông trường 2 được công ty chọn thí điểm bón phân cá trên vườn cây khai thác thay thế phân vô cơ (đạm, lân, kali), trên diện tích 600 ha của cây cạo nhóm 1 và nhóm 2.
Phó giám đốc nông trường Lâm Quốc Tiến cho biết: Qua theo dõi và so sánh với vườn cây cùng nhóm tuổi bón phân vô cơ, thì bón phân cá hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, hàm lượng mủ khô (DRC) cao hơn 1,2-2%, năng suất vườn cây cũng tăng hơn.
Cây phát triển bình thường với bộ lá xanh đồng đều, thời gian khi cây nghỉ cạo nhanh hơn 10-12 ngày; thời gian rụng lá muộn hơn 7-10 ngày và bệnh phấn trắng giảm 15-20%. Vườn cây sau thời kỳ rụng lá đưa vào cạo sớm hơn và thời gian thu hoạch mủ dài hơn so bón phân vô cơ 11-15 ngày/năm.
Do phân cá có hàm lượng hữu cơ và vi sinh giúp lá phân hủy, xác thực vật tạo đất tơi xốp hơn nên đầu mùa mưa bộ rễ tơ phát triển tốt, mật độ rễ trên đơn vị cao hơn 20-24%. Do thời gian bón phân cá sớm hơn so phân vô cơ, nông trường đã chủ động bón trước mùa mưa nên tỷ lệ hao hụt bay hơi, rửa trôi thấp hơn so bón phân vô cơ và thuận lợi cho công nhân vận chuyển, bón phân.
Từ thí điểm bón phân cá thay phân vô cơ ở vườn cây của Nông trường 2, trong năm 2014, cao su Lộc Ninh tiếp tục áp dụng tại các nông trường 2, 3, 6 và 7.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.

Đây là một những những quy định được Bộ Công Thương đưa ra trong Quyết định mới ban hành về lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020.

Thế nhưng hiện nay, có thể nói, ngành giống Việt Nam không đủ năng lực đáp ứng, đa số các loại giống phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Lợi dụng điều này, nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hụt này, tung ra thị trường những loại giống kém chất lượng, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.

Trong những năm qua, cây hành, tỏi là một trong những cây vụ đông mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhiều địa phương ở Thái Thụy (Thái Bình). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nông dân trồng hành tại Thái Thụy đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

Ở những vùng ngọt ổn định, cây lúa được chuyên canh 3 vụ/năm, là nơi nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV nhất. Trung bình, cứ 10 ngày là bà con phải phun xịt thuốc một lần. Vì thế, chuyện nông dân ngộ độc thuốc BVTV là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, không phải lúc nào nông dân cũng phát hiện mình bị ngộ độc.