Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Về An Toàn Thức Ăn Và Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi

Hội Thảo Về An Toàn Thức Ăn Và Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi
Ngày đăng: 18/03/2014

Ngày 14-3, Hội Chăn nuôi (CN) tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú (tỉnh Đồng Nai) tổ chức Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN. Tham dự hội thảo, có GS-TS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cùng 150 đại biểu là đại diện các trạm thú y trong tỉnh và là các hộ CN của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

GS-TS Dương Thanh Liêm trình bày về các vấn đề liên quan đến an toàn thức ăn CN, trong đó đặc biệt chú ý đến tác hại của việc dùng kháng sinh trong thức ăn CN và một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…) trong CN. Theo GS-TS Dương Thanh Liêm, ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn” chiếm một vị trí rất quan trọng.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong CN gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn CN khá tùy tiện. Từ đó, đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm CN, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, người CN cần đưa an toàn thực phẩm lên thành tiêu chí hàng đầu trong CN.

Tại hội thảo, ông Phan Văn Danh, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú, đã có những chia sẻ với người CN về kinh nghiệm giảm chi phí, tăng năng suất trong CN, nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Người CN có thể giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất vật nuôi bằng cách dùng con giống tốt, vệ sinh an toàn sinh học cho chuồng trại và chế độ dinh dưỡng CN hợp lý. Điều quan trọng là người CN phải thường xuyên cập nhật và trang bị cho mình những kỹ thuật, kiến thức CN theo hướng tiên tiến và hiện đại...

Theo ông Nguyễn Vĩ Nhân, Chủ tịch Hội CN tỉnh Tiền Giang, người CN luôn đối mặt với nhiều khó khăn như: Rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh... Hậu quả là nhiều người CN đã bị thua lỗ, đối diện với dịch bệnh xảy ra liên miên từ năm này sang năm khác, môi trường CN bị ô nhiễm... Do đó, Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN đã mang đến cho người CN những kiến thức và kinh nghiệm để CN đạt hiệu quả hơn.


Có thể bạn quan tâm

Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều - Quảng Công - Quảng Điền - Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.

17/04/2013
Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

17/04/2013
Hơn 10.100 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu Hơn 10.100 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

18/04/2013
Trồng Trọt Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Trồng Trọt Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

12/07/2013
Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.

12/07/2013