Cao Su, Hồ Tiêu Gãy Đổ Hàng Loạt

Theo thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT huyện Lộc Ninh, thiệt hại do lốc xoáy gây ra cho người dân vào khoảng 10,5 tỷ đồng.
Đêm 5/10, trên địa bàn xã Minh Lập (huyện Chơn Thành), Quang Minh và Tân Hưng (huyện Hớn Quản), đã xảy ra những cơn mưa dông, kèm lốc xoáy khiến hàng chục ngàn cây cao su từ 10-12 năm tuổi, đang trong kỳ khai thác bị gãy đổ. Còn tại các xã Lộc Phú, Lộc Quang (huyện Lộc Ninh), mưa dông cũng khiến hàng chục ngàn nọc tiêu của người dân bị hư hại nặng.
Về cao su, ước tính có hơn 100 ha với khoảng 45.000 cây bị gãy đổ, thiệt hại khoảng 15 tỉ đồng. Trong đó, xã Minh Lập là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất, với khoảng 40ha.
Tại xã Lộc Phú, có khoảng 40.000 nọc tiêu của hơn 50 hộ dân bị gãy đổ, trong đó khoảng 15.000 nọc đang thu hoạch; 4 căn nhà của người dân bị tốc mái, 2 xưởng nguyên liệu và xưởng sản xuất của Cty TNHH MTV Chế biến cao su Phương Hậu bị hư hỏng hoàn toàn.
Xã Lộc Quang thiệt hại nhẹ hơn với khoảng 3.000 nọc tiêu của người dân bị gãy đổ. Theo thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT huyện Lộc Ninh, thiệt hại do lốc xoáy gây ra cho người dân hai địa phương này khoảng 10,5 tỷ đồng.
Ban chỉ huy PCLB huyện Lộc Ninh đã huy động hơn 150 cán bộ chiến sĩ thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước, lực lượng Công an huyện Lộc Ninh, dân quân các xã lân cận và đoàn viên thanh niên xuống từng hộ dân bị thiệt hại để hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.

Để đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) đã chủ trì thực hiện dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng ngoài trời do kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An) làm chủ nhiệm.

Đến nay, những hộ làm nghề nuôi cá bổi ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã thu hoạch được hơn 30 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha.

Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành, hành vi sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển sẽ bị phạt tiền từ 80-150 triệu đồng.

Không chỉ là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, nước lợ chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên, Tiền Phong (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) còn có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản. Chính vì thế, những năm qua, dựa vào lợi thế sẵn có của địa phương, người dân xã Tiền Phong đã mạnh dạn lựa chọn và đưa nhiều loại giống thuỷ sản mới vào nuôi thí điểm. Không ít mô hình nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao đã thành công và được nhân ra trên diện rộng. Nuôi cá vược theo hình thức quảng canh là một trong những mô hình như thế...