Cảnh Giác Trước Việc Thương Lái Trung Quốc Thu Mua Vịt Đẻ Trứng

Sau hàng loạt các vụ thu mua móng trâu, móng bò, đỉa và gần đây nhất là thu mua mỡ heo, ốc bươu vàng để xuất khẩu, hiện nay thương lái Trung Quốc lại thu mua vịt đẻ. Việc này không chỉ làm giảm khả năng tận diệt ốc bươu vàng từ loài thủy cầm có ích như vịt đẻ mà còn làm mất cân đối về giống trong bầy đàn ảnh hưởng tới sự phát triển số lượng của đàn vịt, giảm hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi.
Biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” như thế này đã thu hút sự chú ý của không ít người dân qua lại. Loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một lò giết mổ!?!
Năm nay, cơ sở giết mổ gia cầm ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ này đã thu mua xuất khẩu khoảng 4 chuyến hàng, với hơn 60 ngàn con vịt. Điều lạ ở đây là toàn bộ số vịt đưa vào giết mổ tiêu thụ chỉ là vịt đẻ. Tất cả đều được đóng gói xuất sang Trung Quốc.
Nuôi hơn 700 con vịt đẻ, bà Dương Thị Phường ngụ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ ước tính bình quân mỗi tháng gia đình bà có thêm thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng. Thế nhưng hiện nay, bà Phường cũng như nhiều hộ dân nơi đây rất lấy làm lạ, khi thương lái ngoài việc thu mua trứng còn thực hiện thu mua vịt đẻ với số lượng rất lớn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, tổng đàn vịt chạy đồng trên địa bàn hiện có hơn 1,2 triệu con. Với số lượng như thế, hàng năm, vịt chạy đồng đã mang lại nguồn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho người chăn nuôi. Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, loài thủy cầm này còn có khả năng tận diệt ốc bươu vàng khá cao.
Mới đây, Phòng Xuất nhập cảnh Công an TP Cần Thơ đã buộc trục xuất 2 người Trung Quốc do vi phạm thu mua vịt đẻ trái phép.
Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động thương mại như thế là cần thiết. Thế nhưng hiện nay, điều quan trọng là chính người dân cần tỉnh táo khi quyết định bán hàng nông sản của mình, nên tính toán hiệu quả bền vững lâu dài chứ đừng chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Có thể bạn quan tâm

Nhắc đến sản vật của vùng đất Đông Triều (Quảng Ninh), ngoài nếp cái hoa vàng còn có na dai. So với sản phẩm cùng loại ở những nơi khác, na dai Đông Triều có đặc trưng riêng, như: Quả to; vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín; vị ngọt đậm, mùi thơm; không cát. Và đây cũng chính là những lợi thế để na dai Đông Triều có được chỗ đứng trên thị trường.

Hiện tượng hành ra hoa rất hiếm. Ca dao có câu: Bao giờ cho chuối có cành / cho sung có nụ, cho hành có hoa / Bao giờ chạch đẻ ngọn đa / sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...

Đến ấp 7, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hỏi ông Hai làm lờ cá, thì hầu như ai cũng biết. Đó là ông Thạch Lợi (67 tuổi), một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của người dân tộc Khmer.

Bị khuyết tật (gù lưng), nhưng vượt qua khó khăn, anh Hoàng Trọng Hậu (sinh năm 1976, ở thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) bây giờ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt...

Hàng trăm ngàn lốp xe đạp cũ, hàng ngàn vỉ sắt ken kín mặt sông, rạch đang khiến một vùng nuôi hàu hứa hẹn đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con nông dân xã Long Hòa trở thành hiểm họa của ô nhiễm môi trường.