Cảnh Giác Trước Việc Thương Lái Trung Quốc Thu Mua Vịt Đẻ Trứng

Sau hàng loạt các vụ thu mua móng trâu, móng bò, đỉa và gần đây nhất là thu mua mỡ heo, ốc bươu vàng để xuất khẩu, hiện nay thương lái Trung Quốc lại thu mua vịt đẻ. Việc này không chỉ làm giảm khả năng tận diệt ốc bươu vàng từ loài thủy cầm có ích như vịt đẻ mà còn làm mất cân đối về giống trong bầy đàn ảnh hưởng tới sự phát triển số lượng của đàn vịt, giảm hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi.
Biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” như thế này đã thu hút sự chú ý của không ít người dân qua lại. Loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một lò giết mổ!?!
Năm nay, cơ sở giết mổ gia cầm ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ này đã thu mua xuất khẩu khoảng 4 chuyến hàng, với hơn 60 ngàn con vịt. Điều lạ ở đây là toàn bộ số vịt đưa vào giết mổ tiêu thụ chỉ là vịt đẻ. Tất cả đều được đóng gói xuất sang Trung Quốc.
Nuôi hơn 700 con vịt đẻ, bà Dương Thị Phường ngụ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ ước tính bình quân mỗi tháng gia đình bà có thêm thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng. Thế nhưng hiện nay, bà Phường cũng như nhiều hộ dân nơi đây rất lấy làm lạ, khi thương lái ngoài việc thu mua trứng còn thực hiện thu mua vịt đẻ với số lượng rất lớn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, tổng đàn vịt chạy đồng trên địa bàn hiện có hơn 1,2 triệu con. Với số lượng như thế, hàng năm, vịt chạy đồng đã mang lại nguồn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho người chăn nuôi. Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, loài thủy cầm này còn có khả năng tận diệt ốc bươu vàng khá cao.
Mới đây, Phòng Xuất nhập cảnh Công an TP Cần Thơ đã buộc trục xuất 2 người Trung Quốc do vi phạm thu mua vịt đẻ trái phép.
Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động thương mại như thế là cần thiết. Thế nhưng hiện nay, điều quan trọng là chính người dân cần tỉnh táo khi quyết định bán hàng nông sản của mình, nên tính toán hiệu quả bền vững lâu dài chứ đừng chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Có thể bạn quan tâm

Việc canh tác theo tiêu chuẩn GAP là xu hướng tất yếu của nông nghiệp Việt Nam. Chỉ có như thế nông sản Việt Nam mới có thể tiến xa ra thị trường thế giới, tăng thêm giá trị và lợi nhuận cho nông dân, doanh nghiệp. Từ đó, những năm qua, tỉnh Tiền Giang nỗ lực xây dựng, phát triển hầu hết các nông sản chủ lực theo tiêu chuẩn GAP.

Những ngày này, ở khu vực trung tâm huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chủ yếu ở thị trấn, xã Tả Chải, Na Hối, Bản Phố, bà con nông dân đang tập trung thu hoạch đào Pháp, ai nấy đều rạng ngời niềm vui vì vụ thu hoạch đào Pháp năm nay được mùa, được giá.

Chiều 19-4, Sở NN-PTNT Long An cho biết, thời gian gần đây trong khi nhiều loại trái cây rớt giá khiến nhà vườn thua lỗ, thì thanh long và chanh vẫn duy trì mức giá cao, đảm bảo lợi nhuận cho nhà vườn.

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

Toàn xã Thanh Bình (Vũng Liêm - Vĩnh Long) có 75ha nhãn bị bệnh chổi rồng. 3 tháng nay, nông dân trong xã đã đốn nhãn khoảng 3ha và chuyển sang trồng bưởi da xanh.