Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Vàng Bên Bờ Sông Rin

Cánh Đồng Vàng Bên Bờ Sông Rin
Ngày đăng: 14/03/2014

Rộng trên 40ha, năng suất bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn từ 2-10 tạ/ha/vụ so với bình quân nhiều địa phương miền núi trong tỉnh... Vì vậy cánh đồng Làng Mùng, thuộc xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) được ví là "cánh đồng vàng".

Tháng 3, cây lúa vụ đông xuân trên cánh đồng Làng Mùng đang bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ ngậm hạt. Nhìn những ruộng lúa xanh nối nhau trải dài tít tắp đến ngợp tầm mắt làm cho những ai lần đầu tiên đi ngang qua đây không khỏi bất ngờ.

Với đặc điểm tự nhiên sông suối chằng chịt cho nên với nhiều huyện miền núi trong tỉnh thì việc tìm một địa điểm bằng phẳng vài trăm m2 để xây trường, làm khu tái định cư... cũng đã vô cùng khó khăn. Không ít dự án triển khai trên địa bàn, để có mặt bằng thi công thì tiền san ủi mặt bằng đắt gấp 2-3 lần so với kinh phí xây dựng công trình trên đất. Vì vậy có diện tích rộng trên 40ha, cánh đồng Làng Mùng đã trở thành niềm mơ ước của người dân miền núi của tỉnh.

Nhận thức được sự ưu đãi này của tự nhiên, từ nhiều năm qua chính quyền Sơn Hà đã có nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho người dân nơi đây phát triển sản xuất. Già Đinh Văn Din, ở Sơn Bao, kể: 10 năm trước khi được cán bộ hướng dẫn cách trồng lúa nước, nhiều gia đình trong vùng không mấy quan tâm.

Ngay cả mấy đứa con của già dù làm theo, thế nhưng trong bụng cũng rất lo. Bởi lẽ lâu nay bà con chỉ quen trồng theo kiểu "gieo hạt xuống đất rồi giao cho trời" và chờ ngày thu hoạch. Đến khi nhìn những thửa ruộng của số hộ trồng theo kỹ thuật mới cây nặng trĩu hạt, với số lượng lúa thu về cao gấp 3-5 lần so với cách trồng lâu nay, thì người dân trong vùng mới làm theo.

"Nhờ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ mà 2 sào lúa nước của gia đình thu được trên 5 tạ/vụ, cao hơn gần gấp 2,5 lần so với cách trồng cũ”. Bà Đinh Thị Buy

Để giúp người dân chủ động nước tưới, nâng cao năng suất lúa và cây trồng khác trên cánh đồng này, UBND huyện Sơn Hà đã đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng 2 hồ chứa, làm hệ thống kênh mương dẫn; triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giống lúa mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật, cách chăm bón, sử dụng phân thuốc phù hợp... cũng đã được thí điểm và nhân rộng. Nhờ vậy đến nay, không chỉ 80% diện tích lúa ở đây đã chủ động được nước tưới, mà năng suất lúa cũng đã tăng lên gấp 2-3 lần so với trước. Riêng vụ mùa năm 2013, năng suất lúa bình quân ở đồng Làng Mùng đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn so với mức bình quân trong huyện từ 2-3 tạ/ha/vụ.

Bà Đinh Thị Buy (42 tuổi) cho biết: “Nhờ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ mà 2 sào lúa nước của gia đình thu được trên 5 tạ/vụ, cao hơn gần gấp 2,5 lần so với cách trồng cũ”.

Cùng với lúa, các loại cây màu như đậu xanh, bắp lai... cũng được người dân có đất tại cánh đồng này trồng gối vụ, thâm canh. Ông Phùng Tô Long- Chánh văn phòng UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tiếp tục triển khai, áp dụng những mô hình, giống lúa mới cho năng suất cao; tăng cường cơ giới hóa để tăng năng suất, sản lượng của lúa và cây màu khác, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Bộ Tiêu Chuẩn Chung Cho Tôm Asean Xây Dựng Bộ Tiêu Chuẩn Chung Cho Tôm Asean

Ngày 26-2, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiệp hội đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN tại TP Cần Thơ.

28/02/2014
Bùng Nổ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Bùng Nổ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm

28/02/2014
Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái Làm Giàu Từ Trồng Cây Ăn Trái

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

28/02/2014
Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu Chọn Giống Lúa Cho Vụ Hè Thu

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

28/02/2014
Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su Phòng Trừ Bệnh Hại Trên Cây Cao Su

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

28/02/2014