Cánh Đồng Vàng Bên Bờ Sông Rin

Rộng trên 40ha, năng suất bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn từ 2-10 tạ/ha/vụ so với bình quân nhiều địa phương miền núi trong tỉnh... Vì vậy cánh đồng Làng Mùng, thuộc xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) được ví là "cánh đồng vàng".
Tháng 3, cây lúa vụ đông xuân trên cánh đồng Làng Mùng đang bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ ngậm hạt. Nhìn những ruộng lúa xanh nối nhau trải dài tít tắp đến ngợp tầm mắt làm cho những ai lần đầu tiên đi ngang qua đây không khỏi bất ngờ.
Với đặc điểm tự nhiên sông suối chằng chịt cho nên với nhiều huyện miền núi trong tỉnh thì việc tìm một địa điểm bằng phẳng vài trăm m2 để xây trường, làm khu tái định cư... cũng đã vô cùng khó khăn. Không ít dự án triển khai trên địa bàn, để có mặt bằng thi công thì tiền san ủi mặt bằng đắt gấp 2-3 lần so với kinh phí xây dựng công trình trên đất. Vì vậy có diện tích rộng trên 40ha, cánh đồng Làng Mùng đã trở thành niềm mơ ước của người dân miền núi của tỉnh.
Nhận thức được sự ưu đãi này của tự nhiên, từ nhiều năm qua chính quyền Sơn Hà đã có nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho người dân nơi đây phát triển sản xuất. Già Đinh Văn Din, ở Sơn Bao, kể: 10 năm trước khi được cán bộ hướng dẫn cách trồng lúa nước, nhiều gia đình trong vùng không mấy quan tâm.
Ngay cả mấy đứa con của già dù làm theo, thế nhưng trong bụng cũng rất lo. Bởi lẽ lâu nay bà con chỉ quen trồng theo kiểu "gieo hạt xuống đất rồi giao cho trời" và chờ ngày thu hoạch. Đến khi nhìn những thửa ruộng của số hộ trồng theo kỹ thuật mới cây nặng trĩu hạt, với số lượng lúa thu về cao gấp 3-5 lần so với cách trồng lâu nay, thì người dân trong vùng mới làm theo.
"Nhờ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ mà 2 sào lúa nước của gia đình thu được trên 5 tạ/vụ, cao hơn gần gấp 2,5 lần so với cách trồng cũ”. Bà Đinh Thị Buy
Để giúp người dân chủ động nước tưới, nâng cao năng suất lúa và cây trồng khác trên cánh đồng này, UBND huyện Sơn Hà đã đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng 2 hồ chứa, làm hệ thống kênh mương dẫn; triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giống lúa mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Tổ chức tập huấn kỹ thuật, cách chăm bón, sử dụng phân thuốc phù hợp... cũng đã được thí điểm và nhân rộng. Nhờ vậy đến nay, không chỉ 80% diện tích lúa ở đây đã chủ động được nước tưới, mà năng suất lúa cũng đã tăng lên gấp 2-3 lần so với trước. Riêng vụ mùa năm 2013, năng suất lúa bình quân ở đồng Làng Mùng đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn so với mức bình quân trong huyện từ 2-3 tạ/ha/vụ.
Bà Đinh Thị Buy (42 tuổi) cho biết: “Nhờ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ mà 2 sào lúa nước của gia đình thu được trên 5 tạ/vụ, cao hơn gần gấp 2,5 lần so với cách trồng cũ”.
Cùng với lúa, các loại cây màu như đậu xanh, bắp lai... cũng được người dân có đất tại cánh đồng này trồng gối vụ, thâm canh. Ông Phùng Tô Long- Chánh văn phòng UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tiếp tục triển khai, áp dụng những mô hình, giống lúa mới cho năng suất cao; tăng cường cơ giới hóa để tăng năng suất, sản lượng của lúa và cây màu khác, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Ngay từ đầu vụ thả tôm, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến hiện tượng tôm suy dinh dưỡng, chậm lớn, dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, các địa phương đang tập trung nhanh cho việc thu hoạch tôm vụ 1 nhưng hầu hết các hộ nuôi đều cùng chung cảnh lao đao vì thất thu.

Chi cục Thủy sản Hậu Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh và huyện Vị Thủy tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh thuộc địa bàn xã Vị Thủy; đồng thời tiến hành đo chỉ tiêu DO (oxy hòa tan) tại hiện trường và thu mẫu để phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước.

Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong kế hoạch phát triển chăn nuôi thuỷ sản huyện Đại Từ (Thái Nguyên) năm 2015. Theo đó, huyện sẽ thả 58.500 con cá giống (các loại: trắm, chép, trôi, mè) trên diện tích 15ha mặt nước của 3 hồ: Lưu Quang, xã Minh Tiến; Vai Cái, xã Văn Yên; Cầu Trà, xã Yên Lãng. Trong tháng 7 này, các đơn vị sẽ phối hợp để hoàn thành thả cá giống tại tất cả các hồ theo kế hoạch.

Với bờ biển dài gần 200km và có nguồn lợi thủy sản dồi dào, Bình Thuận hiện là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, các hoạt động khai thác, đánh bắt trái phép hải sản đang diễn ra phức tạp khiến vùng biển này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường, nguy hiểm đến tính mạng ngư dân.

Dù không hẹn trước, một nhóm nông dân cùng chung suy nghĩ đã gặp nhau tại hội chợ trong vùng.