Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản

Cánh đồng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản
Ngày đăng: 24/11/2015

Theo Tổng cục Thủy sản, thực hiện chủ trương tái cơ cấu, ngành thuỷ sản tập trung quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín quy trình từ sản xuất sản phẩm - lưu thông - chế biến- tiêu thụ sản phẩm giá trị gia tăng.

Trong đó người nông dân chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp có trách nhiệm tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu.

Nhưng hiện nay mối quan hệ này mỏng và lỏng lẻo thiếu liên kết và không cộng đồng trách nhiệm...

Trong ngành thuỷ sản có trên 250 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản trong đó nổi lên một số doanh nghiệp lớn như:

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (AGIFISH); Công ty cổ phần Hùng Vương; Công ty TNHH Hùng cá; Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú; Công ty cổ phần Nam Việt;...

đó là một số doanh nghiệp lớn có sự liên kết giữa người nuôi trồng thuỷ sản với doanh nghiệp.

Riêng đối với liên kết trong hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác (THT), theo báo cáo của 32 tỉnh/thành, đến hết năm 2014, tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 339 HTX, số THT hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 4.579 THT.

Các HTX hoạt động chuyên nuôi trồng thủy sản là 99; 206 HTX hoạt động tổng hợp nhiều lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ, kinh doanh, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản...

Hiện nay có 15/32 tỉnh không còn THT hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (chiếm 46,8% số tỉnh có báo cáo).

Ngoài ra, trong nuôi trồng thuỷ sản còn một số hình thức liên kết khác như tổ cộng đồng quản lý; chi hội nghề cá; nghiệp đoàn.

Theo Tổng cục Thủy sản, đề án tái cơ cấu ngành thủy sản đã chỉ rõ, để thực hiện hiệu quả đề án hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành thủy sản cần tổ chức lại sản xuất.

Cụ thể, trong nuôi trồng thủy sản, trước mắt ưu tiên triển khai mô hình liên kết chuỗi đối với tôm nuôi; với ngành hàng cá tra phát triển theo Nghị định số 36 về phát triển nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, phát triển các hình thức liên kết chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, phân phối.

Đặc biệt, sẽ thành lập và phát triển các HTX, THT nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản ở những nơi có điều kiện: Thuộc vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp; hệ thống hạ tầng, thủy lợi tạo mối liên kết dọc, liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.


Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý xuất khẩu cá tra Nghịch lý xuất khẩu cá tra

Là một trong những mặt hàng thủy sản XK chủ lực, cá tra Việt Nam chiếm khoảng 95% thị phần cá tra thế giới. Tuy nghiên, suốt thời gian qua, XK cá tra thường xuyên rơi vào tình trạng lao đao mà nguyên nhân xuất phát từ chính những yếu kém nội tại cố hữu của ngành.

17/10/2015
Gà trắng liên kết để tồn tại Gà trắng liên kết để tồn tại

Nhiều DN và trang trại ở Đông Nam bộ vẫn cho rằng, nếu liên kết với nhau tạo thành chuỗi giá trị thực sự, gà trắng Việt Nam vẫn có thể đứng vững.

17/10/2015
Phát hiện 5 công ty trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi Phát hiện 5 công ty trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi

Ngoài phát hiện ra các mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, các mẫu thịt có chất cấm, Thanh tra Bộ NN-PTNT vừa phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

17/10/2015
Thịt gà nhập từ Mỹ rẻ vì đang có dịch mà Việt Nam vẫn ùn ùn nhập Thịt gà nhập từ Mỹ rẻ vì đang có dịch mà Việt Nam vẫn ùn ùn nhập

Trong khi nhiều nước lập tức cấm nhập thịt gà Mỹ vì có dịch bệnh thì Việt Nam vẫn để cho doanh nghiệp ùn ùn nhập thịt gà Mỹ về nước.

17/10/2015
Lợi nhuận trồng lúa tăng 40% nhờ bắt tay nhau Lợi nhuận trồng lúa tăng 40% nhờ bắt tay nhau

“Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo Việt Nam hằng năm tăng về số lượng nhưng chưa có sự gia tăng giá trị xuất khẩu cộng thêm tương ứng”.

17/10/2015