Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản

Cánh đồng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản
Ngày đăng: 24/11/2015

Theo Tổng cục Thủy sản, thực hiện chủ trương tái cơ cấu, ngành thuỷ sản tập trung quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín quy trình từ sản xuất sản phẩm - lưu thông - chế biến- tiêu thụ sản phẩm giá trị gia tăng.

Trong đó người nông dân chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp có trách nhiệm tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu.

Nhưng hiện nay mối quan hệ này mỏng và lỏng lẻo thiếu liên kết và không cộng đồng trách nhiệm...

Trong ngành thuỷ sản có trên 250 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản trong đó nổi lên một số doanh nghiệp lớn như:

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (AGIFISH); Công ty cổ phần Hùng Vương; Công ty TNHH Hùng cá; Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú; Công ty cổ phần Nam Việt;...

đó là một số doanh nghiệp lớn có sự liên kết giữa người nuôi trồng thuỷ sản với doanh nghiệp.

Riêng đối với liên kết trong hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác (THT), theo báo cáo của 32 tỉnh/thành, đến hết năm 2014, tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 339 HTX, số THT hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 4.579 THT.

Các HTX hoạt động chuyên nuôi trồng thủy sản là 99; 206 HTX hoạt động tổng hợp nhiều lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ, kinh doanh, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản...

Hiện nay có 15/32 tỉnh không còn THT hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (chiếm 46,8% số tỉnh có báo cáo).

Ngoài ra, trong nuôi trồng thuỷ sản còn một số hình thức liên kết khác như tổ cộng đồng quản lý; chi hội nghề cá; nghiệp đoàn.

Theo Tổng cục Thủy sản, đề án tái cơ cấu ngành thủy sản đã chỉ rõ, để thực hiện hiệu quả đề án hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành thủy sản cần tổ chức lại sản xuất.

Cụ thể, trong nuôi trồng thủy sản, trước mắt ưu tiên triển khai mô hình liên kết chuỗi đối với tôm nuôi; với ngành hàng cá tra phát triển theo Nghị định số 36 về phát triển nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, phát triển các hình thức liên kết chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, phân phối.

Đặc biệt, sẽ thành lập và phát triển các HTX, THT nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản ở những nơi có điều kiện: Thuộc vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp; hệ thống hạ tầng, thủy lợi tạo mối liên kết dọc, liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.


Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu tăng nóng để ngành hồ tiêu phát triển bền vững Hồ tiêu tăng nóng để ngành hồ tiêu phát triển bền vững

Việc mở rộng diện tích ồ ạt làm sản lượng hạt tiêu liên tục tăng. Do vậy, không ít người lo ngại, 2 - 3 năm tới, khi số tiêu trồng mới cho thu hoạch có dẫn đến tình trạng cung vượt cầu? Bài toán đặt ra lúc này là, làm thế nào để đưa ngành hồ tiêu phát triển bền vững?

14/11/2015
Vị ngọt từ niên vụ mía 2015 2016 ở Trà Vinh Vị ngọt từ niên vụ mía 2015 2016 ở Trà Vinh

Niên vụ mía năm 2015 - 2016 này nông dân tỉnh Trà Vinh đã trồng được hơn 4.430 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Trà Cú và Tiểu Cần. Hiện nay bà con đã bắt đầu thu hoạch.

14/11/2015
Nhức nhối nạn phân bón giả Nhức nhối nạn phân bón giả

Phân bón giả không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của những doanh nghiệp chân chính.

14/11/2015
Chuối trăm nải Chuối trăm nải

Tại Khu thực nghiệm (Trường đại học An Giang) đang trồng cây chuối trăm nải và đã có buồng.

14/11/2015
Giá sầu riêng nghịch vụ tăng cao Giá sầu riêng nghịch vụ tăng cao

TX. Cai Lậy (Tiền Giang) trồng trên 1.000 ha sầu riêng, chủ yếu là sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, tập trung nhiểu ở các xã Long Khánh, Thanh Hòa và Phú Quí.

14/11/2015