Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản

Cánh đồng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản
Ngày đăng: 24/11/2015

Theo Tổng cục Thủy sản, thực hiện chủ trương tái cơ cấu, ngành thuỷ sản tập trung quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín quy trình từ sản xuất sản phẩm - lưu thông - chế biến- tiêu thụ sản phẩm giá trị gia tăng.

Trong đó người nông dân chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp có trách nhiệm tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu.

Nhưng hiện nay mối quan hệ này mỏng và lỏng lẻo thiếu liên kết và không cộng đồng trách nhiệm...

Trong ngành thuỷ sản có trên 250 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản trong đó nổi lên một số doanh nghiệp lớn như:

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (AGIFISH); Công ty cổ phần Hùng Vương; Công ty TNHH Hùng cá; Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú; Công ty cổ phần Nam Việt;...

đó là một số doanh nghiệp lớn có sự liên kết giữa người nuôi trồng thuỷ sản với doanh nghiệp.

Riêng đối với liên kết trong hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác (THT), theo báo cáo của 32 tỉnh/thành, đến hết năm 2014, tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 339 HTX, số THT hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 4.579 THT.

Các HTX hoạt động chuyên nuôi trồng thủy sản là 99; 206 HTX hoạt động tổng hợp nhiều lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ, kinh doanh, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản...

Hiện nay có 15/32 tỉnh không còn THT hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (chiếm 46,8% số tỉnh có báo cáo).

Ngoài ra, trong nuôi trồng thuỷ sản còn một số hình thức liên kết khác như tổ cộng đồng quản lý; chi hội nghề cá; nghiệp đoàn.

Theo Tổng cục Thủy sản, đề án tái cơ cấu ngành thủy sản đã chỉ rõ, để thực hiện hiệu quả đề án hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành thủy sản cần tổ chức lại sản xuất.

Cụ thể, trong nuôi trồng thủy sản, trước mắt ưu tiên triển khai mô hình liên kết chuỗi đối với tôm nuôi; với ngành hàng cá tra phát triển theo Nghị định số 36 về phát triển nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, phát triển các hình thức liên kết chuỗi từ sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến, phân phối.

Đặc biệt, sẽ thành lập và phát triển các HTX, THT nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản ở những nơi có điều kiện: Thuộc vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp; hệ thống hạ tầng, thủy lợi tạo mối liên kết dọc, liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Theo Hướng An Toàn Thân Thiện Với Môi Trường Ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) Mô Hình Trồng Nấm Rơm Ngoài Trời Theo Hướng An Toàn Thân Thiện Với Môi Trường Ở Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.

30/10/2014
Hiệu Quả Dự Án “Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím” Hiệu Quả Dự Án “Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím”

Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.

30/10/2014
Phát Triển Cao Su Theo Hướng Bền Vững Phát Triển Cao Su Theo Hướng Bền Vững

Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.

31/10/2014
Lo Lỗ Vốn Vì Giá Tôm Còn 1.000 Đồng/con Lo Lỗ Vốn Vì Giá Tôm Còn 1.000 Đồng/con

1.000 đồng là mức giá người mua phải trả cho 1 con tôm thẻ chân trắng (loại 100 con/kg) tại Cà Mau, ở thời điểm này. Tính theo ký, mỗi kg tôm loại 70 con/kg cũng chỉ còn 120.000 đồng. So với trước, mức này giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bạc Liêu.

31/10/2014
Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Tại Nhà Cho Người Dân Phát Triển Mô Hình Trồng Nấm Tại Nhà Cho Người Dân

Nhằm giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã tổ chức hơn 50 buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên và thị xã Mường Lay, với hơn 1.500 lượt người tham gia.

31/10/2014