Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Liên Kết Giúp Ổn Định Đầu Ra

Cánh Đồng Liên Kết Giúp Ổn Định Đầu Ra
Ngày đăng: 22/09/2014

Ông Nguyễn Minh Tiền - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh cho hay: “Mô hình cánh đồng liên kết gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa trên địa bàn huyện bước đầu đã phát huy hiệu quả.

Diện tích liên kết sản xuất từng bước mở rộng, đa số các doanh nghiệp tham gia liên kết đều có cung ứng đầu vào cho nông dân, tạo sự ràng buộc hơn giữa các bên tham gia liên kết, giúp người nông dân ổn định đầu ra, an tâm sản xuất, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích”.

Trong năm 2014, toàn huyện triển khai thực hiện cánh đồng liên kết được 4.000ha tại các xã Phương Thịnh, Gáo Giồng, Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ và Tân Hội Trung với sự đồng hành của các doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV lương thực Tân Hồng, Công ty TNHH MTV KD và Xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên, Công ty TNHH TM-DV Thiên Nhiên và Doanh nghiệp Xay xát Hữu Tài, Công ty TNHH MTV Hiếu Nhân, Cơ sở xay xát Hồ Văn Tràng. Đến nay, diện tích lúa ký hợp đồng tiêu thụ là 1.375,3ha (đông xuân 2013-2014: 751ha, hè thu 2014: 624,3ha)

Mô hình cánh đồng liên kết mang lại hiệu quả đáng ghi nhận là giúp nhiều nông dân tìm đầu ra nông sản. Tuy nhiên, không phải mô hình nào cũng hoàn toàn như mong đợi. Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh, có sự chênh lệch khá lớn giữa hợp đồng liên kết và diện tích thực tế được tiêu thụ. Đơn cử mùa vụ đông xuân 2013-2014, hợp đồng tiêu thụ là 2.873ha, trong khi diện tích tiêu thụ thực tế chỉ có 750ha.

Theo ông Nguyễn Minh Tiền, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc chưa gặp nhau giữa người nông dân và doanh nghiệp là giá cả. Một số công ty ký hợp đồng với hợp tác xã không có ràng buộc đầu vào cho các hộ sản xuất, nên khi giá lúa biến động hai bên ít chịu thương lượng và kết quả không thực hiện được hợp đồng. Mặt khác, khi giá lúa đang lên hoặc ở mức cao, người dân không muốn bán cho công ty. Ngược lại, khi giá lúa đang xuống công ty lại chờ giá xuống thêm.

Hình thức thu mua cũng là vấn đề gây trở ngại. Một số doanh nghiệp tổ chức thu mua tại nhà máy trong khi nông dân lại ưa chuộng hình thức bán lúa tươi tại ruộng. Ngoài ra, năng lực quản lý, điều hành hoạt động của các hợp tác xã chưa đủ mạnh, công tác ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, thực hiện các dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào chưa đáp ứng yêu cầu và tình hình thực tế. Nông dân chưa nhận biết đầy đủ lợi ích của việc tham gia cánh đồng liên kết, vẫn còn quan niệm đây là mô hình Nhà nước phải đầu tư, hỗ trợ và phải mua với giá cao.

Dự kiến trong năm 2015, huyện sẽ triển khai thực hiện trên 5.000ha cánh đồng liên kết. Định hướng giai đoạn năm 2016 - 2025, sẽ triển khai thực hiện khoảng 18.500ha cánh đồng liên kết.


Có thể bạn quan tâm

Dừa Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực Của Nhà Vườn Ở Bến Tre Dừa Vẫn Là Cây Trồng Chủ Lực Của Nhà Vườn Ở Bến Tre

Đối với người làm vườn của tỉnh Bến Tre, trong vườn nhà mình ai cũng phải dành một phần đất để trồng dăm ba chục gốc dừa. Có lúc giá dừa cao ngất ngưỡng, có khi sụt giảm, đời sống người trồng dừa cũng chịu cảnh thăng trầm. Tuy nhiên, niềm tin với cây dừa của người quê dừa, lúc nào cũng thủy chung. Nhân Festival Dừa, tôi có dịp gặp hai người nông dân được cho là ông “Vua dừa” của địa phương, và hơn hết, họ luôn dành một “tình yêu” mãnh liệt cho cây dừa.

13/04/2012
Khoai Lang Vụ Xuân Hè Khoai Lang Vụ Xuân Hè

Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ, thích hợp nhất là trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch hay tháng 11 - 12 (sau mùa lúa)

26/06/2012
Mô Hình Nuôi Dúi Thương Phẩm Của Ông Song Mô Hình Nuôi Dúi Thương Phẩm Của Ông Song

Là một giáo viên đến tuổi nghỉ hưu, nhưng ông Hà Thế Song, xóm Co Lương, xã Vạn Mai (Mai Châu - Hòa Bình) vẫn không cho phép mình nghỉ ngơi, an hưởng. Với suy nghĩ còn sức khỏe còn phải lao động để đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và là niềm vui trong cuộc sống.

20/04/2012
Cửa Biển Bồi Lấp, Ngư Dân Khốn Đốn Cửa Biển Bồi Lấp, Ngư Dân Khốn Đốn

Vài tháng trở lại đây, hàng trăm ngư dân ở xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, tỉnh TT - Huế) phải bỏ nghề đầm phá, phiêu tán nhiều nơi do cửa Tư Dung bị bồi lấp, nguồn nước bị ngọt hóa, thủy sản chết hàng loạt.

17/04/2012
Nông Dân Khó Bán Được Lúa Nông Dân Khó Bán Được Lúa

Vụ lúa Hè Thu ở Vĩnh Long đang thu hoạch rộ. Mặc dù vụ này trúng mùa nhưng nông dân không vui vì giá lúa ở mức thấp. Bên cạnh đó, mưa rả rích những ngày qua làm ruộng lúa lầy lội, nhiều chủ máy gặt cũng lợi dụng cơ hội này “làm giá” nông dân.

26/06/2012