Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng khủng ươm giá sạch bên bờ Trà Khúc

Cánh đồng khủng ươm giá sạch bên bờ Trà Khúc
Ngày đăng: 04/11/2015

Từ hàng chục năm nay xã Tịnh Hà đã trở thành "vựa" cung cấp giá ăn chủ yếu cho người dân Quảng Ngãi.

Theo đó, ngoại trừ mùa mưa lũ, nước sông lên cao; cứ vào tầm 14 giờ người dân nơi đây lại í ới gọi nhau mang xô, thùng, rổ... ra bờ sông để gieo ươm giá.

Có hơn 12 năm gắn bó với nghề, anh Nguyễn Văn Bình (39 tuổi) chia sẻ: "Quá trình gieo ươm, ủ cho đến khi thu hoạch giá của bà con nơi đây hoàn toàn theo kiểu tự nhiên chứ không sử dụng bất cứ một loại hóa chất kích thích nào nên sản phẩm sạch 100%".

Theo lời anh Bình, đậu xanh mua về để làm giá, sau khi được ngâm trong nước sạch từ 3-5 giờ và loại bỏ những hạt kém chất lượng (là những hạt lép nổi lên trên mặt nước, bị thẫm màu)... sẽ được tìm chọn một chỗ cát sạch để gieo.

"Đây là khâu quan trọng của việc làm giá.

Bởi lẽ nếu lựa chọn vị trí gieo ủ mà đất không sạch (có nhiều phù sa, tạp chất, dơ bẩn...) thì đỗ xanh sẽ không nẩy mầm, hư hỏng, hoặc chất lượng giá kém.

Và mỗi vị trí chỉ gieo ươm một lần/năm, rồi chuyển đến vị trí khác.

Khi nào nước sông lớn ngập và tràn qua, cuốn đi hết cặn bã thì mới trồng lại được", chị Lê Thị Huyền (32 tuổi) bày tỏ.

Theo đó, trên phần diện tích định gieo ủ, sau khi cào đất ra hai bên để tạo thành những rãnh rộng từ 0,6-1m, dài 10-20m, người dân dùng nắp xoong đào những ô tròn nhỏ, với đường kính khoảng 50cm, sâu từ 70-90cm... để gieo đỗ xanh và ủ.

Cứ mỗi lớp đậu là phủ lên một lớp cát mỏng cho đến khi ô đầy.

Và để giá nẩy mầm cần phải có đủ độ ẩm, cho nên hàng ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều tối người trồng phải tưới nước.

Tùy vào điều kiện lao động của từng hộ mà số ô gieo trồng của từng gia đình khác nhau.

Nhà ít người thì làm 10 ô, nhiều lao động thì 20-30 ô.

Thời gian từ khi ủ đến khi thu hoạch từ 4-5 ngày, với số lượng đậu xanh gieo, ủ khoảng 1kg/ô thì thu hoạch được  6-8kg giá.

Với giá bán hiện từ 7.000-8.000 đồng/kg, nếu làm khoảng 10 ô thì sau khi trừ các khoản chi phí sẽ thu về lợi nhuận trung bình từ 150.000-200.000 đồng/ngày.

Đây là một mức thu nhập khá so với tiền công của nhiều việc làm khác.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Lạng Sơn ứng dụng khoa học vào phát triển cây ăn quả Nông dân Lạng Sơn ứng dụng khoa học vào phát triển cây ăn quả

Nhiều hộ nông dân ở thôn Cây Hồng, Gia Cát (Cao Lộc) trồng và chăm sóc cây mận lai ghép với cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

29/10/2015
Tập trung khôi phục vườn, thương hiệu cam sành Tập trung khôi phục vườn, thương hiệu cam sành

Xác định cam sành là một trong những cây trồng thế mạnh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang hỗ trợ giống sạch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tiến tới khôi phục lại diện tích trồng.

29/10/2015
Hiệu quả vườn chuyên canh ở xã Long Khánh Hiệu quả vườn chuyên canh ở xã Long Khánh

Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đất trồng lúa sang trồng cây có múi giá trị kinh tế cao như: Sầu riêng hạt lép giống Ri 6, Monthong, bưởi da xanh...Đến thời điểm này, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã trồng được 1.323 ha vườn cây ăn trái

29/10/2015
Nâng cao chất lượng trái xoài xuất khẩu sang Nhật Nâng cao chất lượng trái xoài xuất khẩu sang Nhật

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, cùng các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) vừa có buổi làm việc với UBND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) về dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất và xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản.

29/10/2015
Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân Mường Lát Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân Mường Lát

8 giờ 30 buổi lễ trao tặng 150 con bò giống cho người nghèo ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) mới diễn ra nhưng Sòng A Chu đã đến UBND xã Trung Lý trước đó nhiều giờ. Chu cho biết, anh háo hức đến sớm để xem con bò của mình được nhận trông ra sao.

29/10/2015