Cảnh Báo Sử Dụng Phụ Gia E500/501 Trong Cá Tra Philê

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn cảnh báo về việc sử dụng phụ gia E500/501 trong cá tra philê.
Ngày 21/1/2014, công ty Seafood Connection B.V Hà Lan, một công ty chuyên nhập khẩu thủy hải sản từ Việt Nam và đặc biệt là nhập khẩu cá tra đông lạnh đã gửi thư cho Cục NAFIQAD cảnh báo về việc một số DN Việt Nam sử dụng chất phụ gia E500/E501 (các muối carbonat hydro carbonat, sesquicarbonat của kali và natri) trong chế biến các sản phẩm philê cá tra đông lạnh của Việt Nam do lo ngại điều này sẽ dẫn đến việc từ chối nhập khẩu các lô cá tra philê đông lạnh vào EU và tạo ra các vụ bê bối thực phẩm liên quan đến cá tra Việt Nam, làm giảm lòng tin của khách hàng và người tiêu dùng đối với sản phẩm cá tra.
Các chất phụ gia E500 và E501 không có tên trong Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản theo Quy định (EC) số 1333/2008 của Ủy ban Châu Âu có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/6/2013. Mặt khác, theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm, các phụ gia thuộc nhóm INS500 (Natri Carbonat, Natri Hydro Carbonat, Natri sesquicarbonat) và INS501 (Kali Carbonat, Natri Hydrogen Carbonate) chỉ được sử dụng trong các sản phẩm thủy sản là cá bao bột, cá philê bao bột và sản phẩm thủy sản bao bột đông lạnh.
Hiện tại, các chỉ tiêu này không nằm trong danh mục các chỉ tiêu hóa học được chỉ định kiểm nghiệm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành tại Quyết định 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012. Khi các lô hàng cá tra XK sang EU bị phát hiện các chất này sẽ bị cảnh báo và có thể bị trả về.
Để tuân thủ các quy định ATVSTP của Việt Nam và EU, bảo đảm uy tín của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và không gây ảnh hưởng đến hình ảnh cá tra Việt Nam nhất là tại thị trường châu Âu, Văn phòng Hiệp hội trân trọng đề nghị các DN sản xuất cá tra không sử dụng các chất thuộc nhóm E500/501 trong chế biến sản phẩm cá tra, trừ các dạng sản phẩm bao bột.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Vĩnh Châu có 6.205 ha trồng hành tím, sản lượng đạt 110.126 tấn. Mặc dù cán bộ nông nghiệp địa phương hướng dẫn nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác và chất lượng sản phẩm hành tím, nhất là bón phân cân đối, khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ để nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản, nhưng vẫn còn một số nông dân canh tác theo tập quán cũ muốn tăng trọng lượng, bón thừa phân urê.

Ông Trần Thanh Phương, ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh là một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng ở huyện Phước Long. Với diện tích 1,1 ha đất nông nghiệp, trước đây chỉ độc canh cây lúa, ông nhận thấy nếu chỉ độc canh cây lúa thì kinh tế gia đình khó được cải thiện.

Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.

Số tàu thuyền trên đã thực hiện 814 chuyến biển với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Hiện Phú Yên đang xét duyệt để tiếp tục hỗ trợ 1.420 chuyến đánh bắt xa bờ của ngư dân.