Cảnh Báo Doanh Nghiệp Nhập Khẩu Có Hành Vi Gian Lận Thương Mại

Vào ngày 28/02, một công ty XK cá tra Việt Nam đã có Công văn gửi tới Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương và Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhằm kêu gọi giúp đỡ và cảnh báo về DN NK có hành vi gian lận thương mại.
Theo thông tin của DN, công ty này đã XK sang thị trường Braxin 2 lô hàng cá tra vào tháng 1/2014, nhưng do DN NK khó khăn về tài chính nên bắt buộc công ty phải tìm đối tác mới. Công ty MARGEM COMERCIODE PESCADOS LTDA,. đã chấp nhận mua lô hàng cá tra nói trên.
Nhưng đáng nói, nhà NK mới sau khi sang nhượng đã không thanh toán như thỏa thuận, khiến DN XK gặp không ít khó khăn về vốn.
Đặc biệt hơn, DN XK đang phải chịu chi phí duy trì rất lớn bởi 2 lô hàng cá tra đông lạnh đang bị treo tại cảng.
Đại diện của DN này cho biết, chi phí có khả năng sẽ vượt quá giá trị lô hàng, do đó đã rất nhiều lần yêu cầu khách hàng thanh toán, lấy hàng ra, hoặc đồng ý trả hàng vì theo luật của Braxin hàng chỉ cho phép trả về khi nhà NK ký giấy từ chối với Hải quan.
Nhưng tính đến đầu tháng 3/2014, MARGEM COMERCIODE PESCADOS LTDA,. vẫn lặn mất tăm.
Được biết, theo thông tin của các nhà XK cá tra khác của Việt Nam cung cấp, MARGEM COMERCIODE PESCADOS LTDA,. hay còn có tên giao dịch là MARPISA COMERCIO DE PESCADOS có lịch sử giao dịch thương mại không mấy sáng sủa và đã có trường hợp không thanh toán tiền sau khi đã nhận hàng.
Lại thêm một bài học cho thấy, dù mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa đối tác – bạn hàng là cần thiết, nhưng DN cần phải tỉnh táo để tránh ngậm phải trái đắng.
Có thể bạn quan tâm

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.

Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.