Cảnh Báo Cho Trà Việt Nam

Chất lượng trà Việt Nam vẫn thấp, nhiều nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế dựa trên tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, đặc biệt những nhà máy xếp loại C vẫn được phép sản xuất trà khiến cho việc quản lý chất lượng không rõ ràng.
Tại hội nghị phát triển chè (trà) bền vững được tổ chức tuần trước, ông Flavio Corsin, đại diện của Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) cho rằng, chất lượng trà Việt Nam vẫn thấp, nhiều nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế dựa trên tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, đặc biệt những nhà máy xếp loại C vẫn được phép sản xuất trà khiến cho việc quản lý chất lượng không rõ ràng.
“Hộ trồng chè tư nhân chưa có nhận thức về sự cần thiết trong việc sử dụng hoá chất nông nghiệp có trách nhiệm”, ông Flavio Corsin nói. Bởi vậy, cần có những chương trình hỗ trợ, giúp người dân hình thành các nhóm để các hộ gia đình dễ dàng tuân thủ các tiêu chuẩn để được chứng nhận và truy xuất nguồn gốc.
Theo ông Flavio Corsin, những nhà máy xếp loại C nên bị cảnh báo và cần được tập huấn để nâng cấp lên loại A, B. Nếu các nhà máy này không đạt được loại A, B trong vòng sáu tháng kể từ khi nhận được cảnh báo thì nên bị đóng cửa. Nhà máy chất lượng thấp, dưới tiêu chuẩn không nên được cấp phép sản xuất trà tại Việt Nam.
Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho trà Việt Nam có chất lượng và giá trị thấp. Do vậy, thành lập nên các chuỗi cung ứng trà, đào tạo về trồng trà, chế biến bền vững theo các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm là cách bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang thực hiện.
Ông Phạm Đồng Quảng, cục trưởng cục Trồng trọt (bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) thừa nhận, ngành trà còn tồn tại nhiều hạn chế về quy mô, nguồn giống, sản lượng cũng như chất lượng dẫn đến giá trị xuất khẩu thấp.
Cụ thể, bình quân mỗi hộ trồng khoảng 0,2ha nên khó tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới và khó chứng chận trà an toàn. Nhiều cơ sở chế biến được cấp phép xây dựng nhưng không có vùng nguyên liệu, trình độ công nghệ chế biến thấp. “Hiện giá trà xuất khẩu của Việt Nam đang thấp nhất trong mười nước xuất khẩu trà của thế giới”, ông Quảng cho biết.
Thành lập một ban điều phối ngành trà, giống như mô hình ban điều phối ngành càphê đã được thành lập là kiến nghị của tập đoàn Unilever đưa ra. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chấp thuận đề nghị này và dự kiến trong tháng 5 ban điều phối ngành trà sẽ được thành lập. Ban này sẽ thống nhất định hướng phát triển ngành trà, tập trung hướng dẫn các khâu kỹ thuật cho các hộ nông dân, hỗ trợ thiết thực nhằm phát triển ngành trà bền vững đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
Với ban điều phối ngành, các chuỗi liên kết được thành lập để kiểm soát chất lượng trà từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. “Các cơ sở chế biến không đạt chất lượng sẽ có cơ chế xử phạt”, bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Thanh Sơn, ấp Quý Thạnh, xã Tân Hội (TX. Cai Lậy) được người dân nơi đây biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nhờ mô hình nuôi gà nòi thả vườn.

Đến cuối tháng 9-2014, Tiền Giang đã thu hoạch được trên 73.000 ha/77.000 lúa hè thu. Năng suất bình quân 50,9 tạ/ ha, tăng hơn 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước và sản lượng đạt trên 372.000 tấn lúa . Hiện nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện trong vùng ngập lũ khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu còn lại, không để thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Sau thời gian hoành hành, dịch cúm A/H5N1 tạm lắng thì mới đây, gia cầm lại bị phát hiện nhiễm loại vi rút cực độc cúm A/H5N6, trong khi Cục Thú y cũng chưa xác định được loại vắc xin phù hợp để phòng cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm… Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được ngành thú y tích cực triển khai.

Trên vùng đất nông nghiệp khá xa xôi, hẻo lánh ở thôn Đông Hòa, xã Tân Hà, Hàm Tân bây giờ đã hình thành cơ sở nhân hạt giống các loại cây trồng nông nghiệp nổi tiếng trong nước mang tên Đồng Tiền Vàng. Chính người con của vùng đất khô cằn này sau khi tốt nghiệp đại học cùng người bạn thân của mình đã quay về gầy dựng nên thương hiệu cho quê nhà…

Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng (OBV) đem về luộc, sơ chế để bán cho các chủ vựa rồi xuất sang Trung Quốc.