Cân Xe Tải, Thức Ăn Gia Súc Khan Hiếm, Giá Tăng Cao

“Gần một tuần nay, thức ăn cho lợn, gà, cá đóng bao loại 25 kg khan hiếm, giá tăng thêm từ tám đến10 nghìn đồng/bao, vì không có xe tải chở hàng từ nhà máy sản xuất ở Sài Đồng-Gia Lâm (Hà Nội) lên Lào Cai, do lực lượng chức năng tổ chức cân xe tải trên quốc lộ 70” - bà Phạm Thị Hà, một chủ kinh doanh thức ăn gia súc ở phường Bắc Cường, TP Lào Cai cho biết.
Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.
Bà Hà cho biết, trước thời điểm tổ chức cân xe, bà nhập thức ăn gia súc với giá ổn định. Từ khi cân xe, giá các loại thức ăn gia súc tăng thêm từ 300 đến 400 đồng/kg. Cụ thể: cám lợn, loại bao 25kg, tăng từ 290 lên 298 nghìn đồng; cám gà, loại bao 25kg, tăng từ 340 lên 349 nghìn đồng; cám cá, loại bao 25 kg, tăng từ 400 lên 408 nghìn đồng.
Ngày 2-4, bà Hà nhập tổng cộng 24 tấn thức ăn gia súc, với tổng số tiền cước vận tải tăng thêm là 7,2 triệu đồng. Hàng nhập vào tăng giá nên hàng bán đến tay nông dân để phục vụ chăn nuôi cũng tăng tương ứng.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hàng chục đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc trên địa bàn TP Lào Cai đều thấy việc khan hàng, tăng giá cục bộ nêu trên.
Anh Lý Văn Tiến, chủ một trang trại nuôi lợn thịt ở xã Vạn Hòa (TP Lào Cai) than thở: “ Giá cám tăng cao, trong khi giá bán lợn hơi thì có chiều hướng sụt giảm, đàn lợn hàng trăm con đang cần thức ăn vỗ cho lớn để xuất chuồng, tôi không biết phải xoay sở như thế nào. Nếu giá cám cứ tăng như thế này, cầm chắc là lỗ lớn”.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.

Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.

Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.