Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.
Các hộ nuôi cá cho biết, đang bước vào thời điểm thu hoạch, cá chết bất ngờ khiến các hộ đã nhận tiền đặt trước của thương lái bị thiệt hại nặng. Hiện cá có trọng lượng đạt khoảng 1 kg/con, được thương lái mua ở mức 25.000 đồng/kg. Hộ anh Đặng Hùng Anh ở ấp Nam xã Tân Thạnh có khoảng 30 tấn cá bị thiệt hại trong đợt này, ước tính thua lỗ hơn 750 triệu đồng.
Theo đánh giá của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, nguyên nhân có thể do nước thải từ các cánh đồng lúa chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chảy theo sông. Trạm đã lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm để đánh giá rõ nguyên nhân cá chết. Ngành chức năng đang khẩn trương kiểm tra, giám sát hiện tượng cá điêu hồng bị chết hàng loạt để có kết luận chính xác, giúp người nuôi chủ động các biện pháp khắc phục, không chỉ riêng ở huyện Thanh Bình mà ở các địa phương phía cuối nguồn nước có nhiều lồng bè nuôi cá điêu hồng. Chính quyền huyện Thanh Bình đang kiến nghị các đơn vị liên quan sớm có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, đồng thời các tổ chức tín dụng khoanh nợ để người chăn nuôi bị thiệt hại giảm bớt khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.

Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.

Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…

Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các qui mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.

Những năm qua, tình trạng chặt phá điều để chuyển đổi cây trồng khác diễn ra phổ biến tại các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Phước, khiến cây điều dần dần mất lợi thế.