Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.
Các hộ nuôi cá cho biết, đang bước vào thời điểm thu hoạch, cá chết bất ngờ khiến các hộ đã nhận tiền đặt trước của thương lái bị thiệt hại nặng. Hiện cá có trọng lượng đạt khoảng 1 kg/con, được thương lái mua ở mức 25.000 đồng/kg. Hộ anh Đặng Hùng Anh ở ấp Nam xã Tân Thạnh có khoảng 30 tấn cá bị thiệt hại trong đợt này, ước tính thua lỗ hơn 750 triệu đồng.
Theo đánh giá của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, nguyên nhân có thể do nước thải từ các cánh đồng lúa chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chảy theo sông. Trạm đã lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm để đánh giá rõ nguyên nhân cá chết. Ngành chức năng đang khẩn trương kiểm tra, giám sát hiện tượng cá điêu hồng bị chết hàng loạt để có kết luận chính xác, giúp người nuôi chủ động các biện pháp khắc phục, không chỉ riêng ở huyện Thanh Bình mà ở các địa phương phía cuối nguồn nước có nhiều lồng bè nuôi cá điêu hồng. Chính quyền huyện Thanh Bình đang kiến nghị các đơn vị liên quan sớm có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, đồng thời các tổ chức tín dụng khoanh nợ để người chăn nuôi bị thiệt hại giảm bớt khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.

Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.