Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cẩn Trọng Với Vịt Chạy Đồng

Cẩn Trọng Với Vịt Chạy Đồng
Ngày đăng: 12/06/2014

Hiện nay, tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (Hậu Giang) đã có nhiều nơi thu hoạch lúa Hè thu. Vịt khắp nơi cũng đang chạy đồng về, thả lan trên những cánh đồng lúa mới vừa thu hoạch xong. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ những đàn vịt chạy từ đồng này sang đồng khác có thể lây lan trên diện rộng.

Đàn vịt hơn 600 con của anh Võ Văn Nhóc, ngụ xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy đã chạy đồng được hơn 2 tuần. Vịt của anh chạy từ trong địa phương qua huyện Long Mỹ, và có năm đến tận tỉnh Sóc Trăng. Theo anh Nhóc, nuôi vịt chạy đồng tính ra lời hơn so với nuôi tại chỗ vì tận dụng được lượng lúa rơi vãi sau mùa thu hoạch.

Nếu nuôi tại chỗ thì anh tốn khoảng 100kg lúa/ngày cho đàn. Mỗi ký lúa có giá 5.000đ (lúa khô), vậy anh phải bỏ ra 500.000đ cho vịt ăn một ngày.

Nếu cho vịt chạy đồng, anh chỉ mất khoảng 100.000-150.000đ tiền “mua đồng” (tiền trả cho chủ ruộng để cho vịt vào ăn mót lúa). Mà vịt ăn cứng bầu, no cả ngày, đẻ cũng nhiều hơn so với ở chuồng. Chính vì vậy, gia đình anh vẫn giữ cách nuôi truyền thống này được 12 năm. Khi hỏi đến việc tiêm phòng cho đàn vịt thì anh cho hay có tiêm, mỗi 6 tháng một lần nên anh tỏ ra rất an tâm không cần phòng dịch nữa.

Tuy nhiên, trong đàn vịt của anh Nhóc, có vài con vịt tơ đang hồi thay lông, độ chừng 2 hay 3 tháng tuổi, vẫn chưa tới hồi đáo hạn đợt tiêm phòng. Tuy nhiên, với tình trạng vịt chạy khắp nơi thì liệu có an toàn với những con vịt còn đang ở “ngoài cuộc” này hay không?

Cách đàn vịt của anh Nhóc không xa, đoạn giáp ranh huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành A, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, hơn 6.000 con vịt chạy đồng từ Bạc Liêu cũng đang ồ ạt tủa ra ăn lúa trên đồng. Gia đình anh Lê Văn Chung, ngụ tỉnh Bạc Liêu đã chạy theo đàn vịt đến Hậu Giang hơn tháng nay. Đàn vịt của anh có hơn 1.600 con vịt đẻ. Đi cùng anh có 3 gia đình khác nữa đang thả vịt trên 2ha ruộng.

Ngoài chăn vịt, anh Chung còn bán trứng lẻ cho bà con xung quanh với giá mềm hơn so với mua tại lò ấp vịt. Phải giả làm người mua trứng, tôi mới tiếp cận được anh bởi anh rất dè chừng hỏi xem khách có phải là cán bộ thú y hay công an xã để có cách “ứng phó”.

Thấy khách có vẻ e ngại khi mua trứng vịt bán khá rẻ hơn so với bên ngoài (20.000đ/chục, ngoài lò khoảng 24.000đ/chục loại to nhất - PV), anh trấn an: “Cô yên tâm, vịt tui đã tiêm vắc-xin phòng bệnh rồi, 6 tháng một lần”. Nhưng khi hỏi, vịt anh tiêm cách đây bao lâu thì anh ậm ừ nói rằng lỡ quên mất vì bận chạy theo vịt đi xa mấy tháng nay.

Chạy dọc theo tuyến đường này, ghi nhận không dưới 10 hộ chăn nuôi vịt nhỏ lẻ tại gia đình. Một số đang chạy đồng gần, một ít đang được thả nuôi trên kênh rạch. Tuy số lượng không nhiều, mỗi hộ từ 100-200 con, nhưng đa số người dân chịu tiêm phòng vì cho rằng đàn vịt ít nên không cần tiêm cho tốn kém.

Ông Nguyễn Giang, xã Vị Thanh nói: “Gần nhà tui có vài hộ nuôi dăm ba con vịt, không chịu tiêm vắc-xin phòng bệnh nên tui cũng sợ ảnh hưởng đến đàn vịt ở nhà. Còn gần đây có vài hộ từ xa đem vịt về chạy đồng không biết có tiêm chưa. Thêm cái lo nữa là nhiều vịt đến làm đục cả nước sông, không xài được”.

Trước những ẩn họa từ vịt chạy đồng, ngành chức năng thường xuyên khuyến cáo người dân phải tiêm ngừa vắc-xin. Tuy nhiên, một thực tế đang gây khó ngành thú y là hộ nuôi nhỏ lẻ bộc phát nhiều, đôi lúc nuôi ở đâu rồi mang về vài con nuôi “ăn chơi”. Mà gia cầm bị nhiễm cúm thì rất khó phát hiện, đặc biệt là vịt. Vịt khi nhiễm cúm không có biểu hiện gì khác thường.

Thời gian bộc phát bệnh lâu hơn gà nên có đủ thời gian để phát tán bệnh ra diện rộng, có thể lây sang cả người khi tiếp xúc. Và trên thực tế, với tình trạng vịt chạy đồng tràn lan và số lượng khá lớn nếu thiếu sự quản lý của cơ quan thú y và chính quyền địa phương thì nguy cơ tái bùng phát dịch cúm gia cầm có thể xảy ra.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

14/09/2013
Bấp Bênh Đầu Ra Ngao Thương Phẩm Bấp Bênh Đầu Ra Ngao Thương Phẩm

Những năm gần đây, nuôi ngao thực sự là nghề “nóng” của người dân ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay, giá bán ngao thương phẩm đang giảm mạnh, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân phát triển nuôi ngao ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch sẽ khó tránh khỏi những hệ lụy xấu...

14/09/2013
Hướng Mở Từ HTX Nuôi Nghêu Đất Mũi Hướng Mở Từ HTX Nuôi Nghêu Đất Mũi

Đã qua rồi thời hỗn loạn, người thì nuôi, kẻ khai thác tranh giành nguồn lợi từ con nghêu của bãi bồi Đất Mũi (Cà Mau). Sau khi sắp xếp lại một cách toàn diện, vùng nuôi nghêu bãi bồi đang dần đi vào ổn định.

16/09/2013
Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa Hạn Chế Nuôi Tôm Trong Vùng Ngọt Hóa

Thời gian gần đây do nuôi tôm thẻ chân trắng được mùa, lợi nhuận cao nên một số hộ dân ở Bình Đại (Bến Tre) tự phát đào ao, khoan giếng nước mặn nuôi tôm biển trong vùng qui hoạch, có lúc lên đến trên 1.000 giếng khoan. Để khắc phục tình trạng trên, Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Đại đã ban hành Chỉ thị số 05, UBND huyện Bình Đại có Kế hoạch số 2184 nhằm khắc phục những bất hợp lý vừa qua.

16/09/2013
Cho Ăn Gián Đoạn, Giảm Chi Phí Nuôi Cá Tra Cho Ăn Gián Đoạn, Giảm Chi Phí Nuôi Cá Tra

Giải pháp “Ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn để giảm chi phí sản xuất trong chăn nuôi cá tra thương phẩm” của ThS. Phạm Thị Thu Hồng và cộng sự thuộc Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã đạt giải nhì trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa lần thứ IV, năm 2012- 2013.

16/09/2013