Cẩn Trọng Nguồn Thịt Lợn Cuối Năm

Việc các thương lái đến tận các trang trại chăn nuôi để thu gom lợn, đặc biệt là các loại lợn mỡ, trọng lượng lớn khiến giá lợn tăng cao. Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt thị trường, khi nhu cầu tiêu dùng bùng phát vào dịp Tết, nguy cơ “đứt” nguồn cung có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Văn Trọng- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)- cho biết, hiện Việt Nam có nguồn cung lớn, đang bán với mức giá 40.000 - 43.000 đồng/kg, trong khi đó, phía Trung Quốc mua với giá cao hơn (khoảng 50.000 đồng/kg) nên người dân sẵn sàng bán.
Lý giải về hiện tượng Trung Quốc thu gom lợn mỡ, Cục Chăn nuôi cho rằng, từ trước tới nay, các trang trại nuôi lợn mỡ chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Hơn nữa, chi phí kiểm dịch, giết mổ, vận chuyển… đều tính theo đầu con. Do đó, thương lái Trung Quốc thu mua lợn có trọng lượng lớn để giảm chi phí.
Việc thu gom và vận chuyển lợn sang Trung Quốc đã tạo cơn sốt giá lợn ở miền Bắc. Từ giữa tháng 11 đến nay, giá lợn hơi tại miền Bắc đã tăng vọt từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng/kg. Theo ông Trọng, việc thương lái thu mua lợn cũng giúp người chăn nuôi có lãi. Thực tế suốt nửa năm qua, giá lợn trong nước liên tục nằm dưới giá thành. Có thời điểm, giá lợn đã tụt xuống “đáy”, chỉ còn 36.000-38.000 đồng/kg, trong khi chi phí giá thành đã là 40.000-42.000 đồng/kg khiến người nông dân luôn thua lỗ.
Theo Cục Chăn nuôi, với giá bán như hiện nay, bà con nông dân cũng đã có lãi. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc rất thất thường, có lúc nhập có lúc lại ngừng đột ngột. Chính vì vậy, nếu người dân ồ ạt nuôi lợn trọng lượng lớn theo nhu cầu tạm Trung Quốc, đến khi không xuất được sẽ rất khó bán trong nước bởi nhu cầu thịt lợn mỡ trong nước rất ít.
Cùng quan điểm này, PGS- TS. Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam - khuyến cáo, nếu người dân thấy có lãi mà đổ xô vào nuôi lợn trong thời điểm này, làm mất cân đối cung - cầu, có thể ngành chăn nuôi sẽ lại tiếp tục gặp khó khăn.
Mặt khác, khi người chăn nuôi được giá ồ ạt bán cho Trung Quốc trong khi không kịp tái đàn cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường trong nước, nhất là thời điểm này nhu cầu thịt lợn phục vụ cho Tết Nguyên đán bắt đầu tăng cao. Theo bà Nguyễn Thị Như Mai – Phó giám đốc Sở Công Thương, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội: Hiện nay giá lợn đang tăng từ 5 – 8% do thương lái thu mua lợn quá lứa xuất sang Trung Quốc.
Dự kiến trong dịp Tết, giá lợn có thể giao động từ 5-10% do nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng. Vì vậy, để không bị “đứt” nguồn cung, các cơ quan chức năng phải theo sát diễn biến thị trường để kịp thời điểu chỉnh.
Hiện tại nguồn lợn trong nước vẫn đang đảm bảo cho nhu cầu thực phẩm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2014. Tuy nhiên các tỉnh cần điều tiết việc xuất khẩu ồ ạt thịt lợn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi lợn và các sản phẩm gia cầm bổ sung để đảm bảo bình ổn thị trường cuối năm.
Có thể bạn quan tâm

Phong trào nuôi cá lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt kết quả rất khả quan. Ngoài hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống cho người nông dân, còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giảm chi phí cải tạo đất, phân bón cho vụ Đông Xuân tiếp theo. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có.

Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái. Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

Những năm qua, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa. Trong đó, cây chanh là một trong những loại cây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.