Cần Thơ - Nagasaki Hợp Tác Lĩnh Vực Thủy Sản Và Xử Lý Nguồn Nước

Ngày 6/11, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã tiếp và làm việc với đoàn làm việc của tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) do ông Kurosaki Isamu, Cục trưởng Cục Xúc tiến các chương trình hợp tác về môi trường, Sở Lao động và Công nghiệp tỉnh Nagasaki làm trưởng đoàn.
Trong buổi làm việc, hai bên đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp và xử lý nước ô nhiễm.
Ông Kurosaki Isamu cho biết tỉnh Nagasaki có nhiều nét tương đồng với Cần Thơ vì đều có kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
Trong quá trình công nghiệp hóa nền nông nghiệp, Nagasaki cũng đã phải vượt qua nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường nước. Vì thế, Nhật Bản mong muốn thông qua những giải pháp khoa học công nghệ hiện đại mà Nhật Bản đã áp dụng thành công sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác hại của ô nhiễm môi trường nước.
Bên cạnh đó, Nagasaki cũng sẽ giúp Cần Thơ nâng cao năng suất, chất lượng của hàng nông sản bằng những kỹ thuật nuôi trồng, canh tác hiện đại.
Một trong những kỹ thuật được đoàn Nhật Bản giới thiệu lần này là thiết bị lọc nước tại các đầm, ao nuôi thủy hải sản; quy trình sử dụng vỏ trấu để cải tạo đất; kỹ thuật sản xuất bã thực phẩm thành phân bón.
Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, nhấn mạnh Cần Thơ có thế mạnh về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhưng còn nhiều hạn chế về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật canh tác nông nghiệp và xử lý chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm.
Vì thế, Cần Thơ mong muốn Nhật Bản hỗ trợ và chuyển giao những thành tựu khoa học tiên tiến để mang lại những lợi ích thiết thực trong việc cải tạo môi trường nước và nâng cao năng suất nông-thủy sản cho tỉnh Cần Thơ.
Lãnh đạo thành phố luôn ưu tiên và chào đón các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào địa phương trong các lĩnh vực trên.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/51_38680/Can-Tho-Nagasaki-hop-tac-linh-vuc-thuy-san-va-xu-ly-nguon-nuoc.htm
Có thể bạn quan tâm

Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân - hè năm 2013, chủ ao đầm các huyện, thị xã vùng triều trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 3.943 ha vào nuôi tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng.

Theo kế hoạch, năm 2013, Cà Mau sẽ phấn đấu đạt 6.000 ha tôm nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặc dù đã sắp hết vụ nuôi nhưng diện tích nuôi mới chỉ đạt hơn 5.000 ha. Đã vậy, nuôi tôm công nghiệp đang mất dần vị thế của con tôm sú vì lý do dịch bệnh, rủi ro cao.

Theo tin từ các hộ chăn nuôi tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, thời gian gần đây nhiều thương lái từ phía Bắc vào tìm mua heo mỡ tại các trang trại lớn trên địa bàn. Hiện giá heo mỡ đang được bán với giá 39 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 6 - 7 ngàn đồng/kg so với trước đây.

Ngày 3-8, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo mỡ (heo từ 110 kg/con trở lên) được thương lái vào nhà dân lùng mua với giá 43 ngàn đồng/kg, tăng 2 ngàn đồng/kg so với ngày 2-8.