Cần Thơ mở rộng thị trường tiêu thụ dâu Hạ châu

UBND huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 800 ha diện tích dâu các loại. Trong đó, khoảng 600 ha diện tích trồng dâu Hạ châu cho sản lượng hàng năm gần 6.500 tấn với giá thành bình quân từ 10.000 – 15.000/kg.
Hiện nay, sản phẩm dâu trái các loại được tiêu thụ chính ở hai thị trường là Campuchia và các tỉnh thuộc khu vực Nam bộ. Tuy nhiên, gần đây dâu Hạ Châu cũng được một số thương lái tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Chính vì vậy, với mục tiêu mở rộng thị trường hơn nữa cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao này, thành phố đã triển khai một số công trình nghiên cứu về cây dâu Hạ châu, trong đó đặc biệt chú trọng vào quy trình bảo quản và chế biến sản phẩm.
Ngoài ra, một số hộ trồng dâu cũng tập trung cải tạo cảnh quan vườn để gắn việc phát triển sản xuất dâu với du lịch sinh thái. Qua đó giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ dâu Hạ châu.
Ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ cho biết, địa phương sẽ phối hợp cùng các sở, ngành trên địa bàn thành phố tìm kiếm, tiếp cận các đầu mối kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ châu cũng như các loại dâu khác trên địa bàn huyện trong thời gian tới./.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...