Cần Thơ mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch

UBND thành phố Cần Thơ cho biết, hiện thành phố đã xây dựng dự án hình thành mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, được giao cho Sở Công thương và Sở nông nghiệp phát triển nông thôn.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sạch, an toàn; Sở Công thương chịu trách nhiệm về việc phân phối và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ, cho hay việc hình thành và triển khai các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn phục vụ người dân là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Với mạng lưới trên 100 chợ và hàng trăm cửa hàng bình ổn giá cùng 14 siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố thì việc đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn để tiêu thụ trên thị trường là điều hết sức thuận lợi.Cần Thơ cải tiến kỹ thuật để trồng rau sạch, an toàn.
Hiện nay mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ An Thới, quận Bình Thủy đã cho kết quả khả quan, được người dân đánh giá cao.
Chính vì vậy, từ mô hình chợ thí điểm thành công, việc xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn sẽ được triển khai trên diện rộng, dưới nhiều hình thức khác nhau như: bán đan xen giữa các sản phẩm sạch, an toàn với các sản phẩm bình thường; đưa các sản phẩm sạch đến bán tại các điểm bình ổn giá…
Mục tiêu là cuối năm tất cả các chợ, các điểm bình ổn giá trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều có ít nhất một gian hàng có sản phẩm sạch, an toàn phục vụ người dân.
Ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ cho biết, Sở Công thương sẽ làm việc trực tiếp với Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn để xem nguồn hàng như thế nào.
“Chúng tôi sẽ họp với các siêu thị và các chợ đầu mối để ngoài Chợ An Thới thì quận Ninh Kiều hoặc quận Cái Răng và những chợ chính ít nhất phải một gian hàng bán thực phẩm và bán rau củ quả chứng nhận là sạch.
Tham vọng của chúng tôi là từ đây đến cuối năm ở các quận huyện vùng sâu trên địa bàn thành phố sẽ đều tổ chức được gian hàng được chứng nhận là sạch,” ông Bắc nói.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh sự liên kết giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tìm hướng phát triển ổn định, bền vững cho nghề nuôi cá tra. Thị xã Ngã Bảy là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện việc liên kết “bốn nhà” và đang có những kết quả khả quan.

Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, năm 21 tuổi, anh Nguyễn Văn Minh (thường gọi là Đức, SN 1949) lên Đăk Lăk tìm cơ hội mới và lập nghiệp tại khối 5, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột. Lúc đầu với hai bàn tay trắng, giờ đây ông Minh đã trở thành một "cao thủ" nuôi heo rừng có tiếng, thu nhập lên tới trên 500 triệu đồng/năm.

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).

Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc bổi.

Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.