Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần thể hiện rõ vai trò của người đứng đầu

Cần thể hiện rõ vai trò của người đứng đầu
Ngày đăng: 28/09/2015

Tuy nhiên, ở góc độ tham mưu, cơ quan tham mưu thì người đứng đầu Hội ND cũng phải thể hiện rõ vai trò này.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện KL61 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội NDVN trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp NDVN, giai đoạn 2010-2020” diễn ra tháng 7 vừa qua đã chỉ rõ 5 bài học kinh nghiệm.

Một trong 5 bài học đó chính là về vai trò người đứng đầu.

Còn lúng túng thực hiện kết luận 61

 

Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường (giữa) và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN đi kiểm tra việc thực hiện KL 61 tại tỉnh Hà Tĩnh.

Ngay khi Ban Bí thư ban hành KL61, ở cấp T.Ư, Ban chỉ đạo thuộc Ban Bí thư đã nhanh chóng tiến hành các bước, xây dựng kế hoạch, lộ trình, cách thức thực hiện cụ thể. Phải thừa nhận, thời gian đầu, nhiều tỉnh, thành rất lúng túng trong việc tổ chức thực hiện KL61.

Lúng túng vì có nhiều nội dung mới lần đầu tiên Hội ND được giao thực hiện với những bước tiến hành bài bản, cụ thể. Một điều dễ nhận thấy qua hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện KL61, đó là địa phương nào làm tốt thì báo cáo thể hiện rất rõ vai trò của cấp ủy, chính quyền, vai trò chủ động tham mưu, phối hợp của Hội ND và đưa ra được những kết quả cụ thể, khả quan.

Còn các địa phương làm chưa tốt, báo cáo  thường sơ sài, ít có con số cụ thể, trực tiếp liên quan đến các nội dung của KL61 và QĐ 673.

Người đứng đầu tổ chức Hội ND phải thể hiện được vai trò người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác tham mưu.

Tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền thì phải gặp gỡ, bày tỏ ý kiến, đặt lịch làm việc…

Qua công tác kiểm tra, đôn đốc, một thành viên của Ban chỉ đạo T.Ư về thực hiện KL61 thừa nhận một thực tế: Có lãnh đạo chủ chốt của Hội ND tỉnh sợ gặp Bí thư Tỉnh ủy như “sợ cọp”. Đã “sợ” như thế thì khó có thể gặp, trình bày, tham mưu, thuyết phục để ra kết quả được…

Không làm là có lỗi với hội viên

"Không có cấp ủy nào từ chối nếu mình tham mưu tốt, bởi tham mưu đó phục vụ cho công việc của cấp ủy, chính quyền, tham gia vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương...”.

Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường

Đó là lời chia sẻ chân thành của bà Hà Thị Khiết - Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư tại hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện KL61. Với cấp ủy, chính quyền các cấp, bà Hà Thị Khiết chỉ rõ, việc thực hiện KL61 không phải làm cho Hội ND mà là làm cho người nông dân.

Bên cạnh đó, bà cũng yêu cầu, các cấp Hội ND, nhất là lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu phải mạnh dạn, chủ động tham mưu, đề xuất chứ cấp ủy, chính quyền có rất nhiều việc.

Tại nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo hoặc tiếp xúc với tập thể Hội ND tỉnh, huyện, xã, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về Đề án 61 nhiều lần nhấn mạnh:

Quan trọng là người đứng đầu, tức là Chủ tịch Hội ND tỉnh, huyện, xã. Chủ tịch Hội ND tỉnh phải chuyển được tinh thần công tác chủ động, tham mưu cho cấp dưới, trong đó có cấp xã để làm sao Chủ tịch Hội ND xã mạnh dạn, tự tin đặt lịch làm việc với Bí thư Đảng ủy. Làm được như thế, dưới con mắt lãnh đạo tỉnh, huyện, chủ tịch Hội ND đồng cấp sẽ khác.

Cấp ủy, chính quyền không thể nghĩ ra công việc cho Hội ND mà Hội phải nghĩ ra mà tham mưu. 


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

15/06/2012
Thoát Nghèo Nhờ Dê Thoát Nghèo Nhờ Dê

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

15/06/2012
Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

16/06/2012
Tăng Cường Các Biện Pháp Chống Nắng, Nóng Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Mùa Hè Tăng Cường Các Biện Pháp Chống Nắng, Nóng Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm Trong Mùa Hè

Năm nay, theo dự báo sẽ có khá nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao có thể sẽ lên tới gần 40 độ C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao sẽ làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng và sức sản xuất của vật nuôi giảm đáng kể, các loại dịch, bệnh như: tiêu chảy, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng... dễ phát sinh và lây lan. Vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh, bị chết do cảm nắng, nhất là đối với những vùng có ổ dịch gia súc, gia cầm cũ, những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, gây thiệt hại cho công tác sản xuất chăn nuôi.

16/06/2012
Giải Pháp Cải Tạo Chất Lượng Vùng Mận Tam Hoa Bắc Hà Giải Pháp Cải Tạo Chất Lượng Vùng Mận Tam Hoa Bắc Hà

Mận Tam hoa Bắc Hà là loại quả đặc sản của huyện Bắc Hà (Lào Cai) được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Đây là cây trồng xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Bắc Hà, tuy nhiên từ năm 2000, cây mận Tam hoa chưa khẳng định được giá trị kinh tế, giá trị văn hoá du lịch vốn có

16/06/2012