Cần Tháo Gỡ Khó Khăn Để Thanh Long Phát Triển Bền Vững

Với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, Bình Thuận là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất và xuất khẩu thanh long. Hiện nay, bằng phương pháp chong đèn kích thích ra hoa rải vụ nên người dân đã chủ động được thời gian thu hoạch, cung cấp cho thị trường quanh năm.
Thanh long Bình Thuận đã khẳng định là một loại cây chủ lực, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên làm giàu, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Tuy thanh long Bình Thuận đã được xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn chiếm hơn 2/3 sản lượng tiêu thụ (trong đó hầu hết thông qua buôn bán biên mậu).
Tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, các loại nông sản nói chung và trái thanh long nói riêng được vận chuyển qua chợ bên kia biên giới để tiêu thụ, hình thức này đang tiềm ẩn những yếu tố rủi ro khó lường và thường xuyên bị ách tắc trong giao nhận.
Để tháo gỡ những khó khăn trên, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các tỉnh biên giới đầu tư xây dựng “Trung tâm trung chuyển, sơ chế, đóng gói, bảo quản lạnh rau quả”, xây dựng “chợ biên giới” ở các cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Kim Thành (Lào Cai); tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để mở rộng thị trường khu vực này nhằm giảm áp lực tại cửa khẩu Tân Thanh; tăng lượng xuất khẩu nông sản qua cặp cửa khẩu Kim Thành, đón đầu việc thông xe tuyến Nội Bài - Lào Cai.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Công Thương quan tâm bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa thanh long Bình Thuận vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm nhằm tạo điều kiện để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu loại trái cây này đến các quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ đó, tránh được sự quá phụ thuộc vào một thị trường tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro như thị trường Trung Quốc…
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nông dân đang thu hoạch, năng suất trung bình hơn 16 tấn/ha. Cơ quan chuyên môn huyện khuyến cáo nông dân tích cực đưa giống khoai tây này sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) - nhà máy đặt tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ - cho biết: Nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, thời gian qua, BDSTAR đã khảo nghiệm các giống mì mới với diện tích 150 ha trên địa bàn xã Cát Lâm (huyện Phù Cát), hai xã Bình Tân và Bình Thuận (huyện Tây Sơn).

Nhờ xuống giống đồng loạt và thường xuyên thăm đồng nên trên diện tích này thiệt hại do rầy nâu và sâu bệnh khác gây ra không đáng kể. Với trà lúa trên, nhiều nông dân địa phương cho biết nếu từ đây đến thu hoạch không xảy ra thiên tai, sâu bệnh bất thường thì năng suất bình quân không dưới 7,5 tấn/ha, kể cả giống lúa Jasmine 85.

Tại hội thảo, nông dân đã trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất với các hộ trong mô hình, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười về kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ của giống lúa ĐTM 126 để yên tâm ứng dụng và sản xuất loại giống triển vọng này trong những vụ tiếp theo.

Trong những ngày gần đây, nhiệt độ trung bình trên địa bàn thành phố ở mức 13 - 15 độ C. Dự báo, những ngày tới, nhiệt độ có thể xuống thấp hơn và trong tháng 1 sẽ có nhiều đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Nông dân Hải Phòng đang chủ động sản xuất, ứng phó với rét đậm, rét hại.