Cần Tháo Gỡ Khó Khăn Để Thanh Long Phát Triển Bền Vững

Với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, Bình Thuận là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất và xuất khẩu thanh long. Hiện nay, bằng phương pháp chong đèn kích thích ra hoa rải vụ nên người dân đã chủ động được thời gian thu hoạch, cung cấp cho thị trường quanh năm.
Thanh long Bình Thuận đã khẳng định là một loại cây chủ lực, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên làm giàu, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Tuy thanh long Bình Thuận đã được xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng thị trường Trung Quốc vẫn chiếm hơn 2/3 sản lượng tiêu thụ (trong đó hầu hết thông qua buôn bán biên mậu).
Tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, các loại nông sản nói chung và trái thanh long nói riêng được vận chuyển qua chợ bên kia biên giới để tiêu thụ, hình thức này đang tiềm ẩn những yếu tố rủi ro khó lường và thường xuyên bị ách tắc trong giao nhận.
Để tháo gỡ những khó khăn trên, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các tỉnh biên giới đầu tư xây dựng “Trung tâm trung chuyển, sơ chế, đóng gói, bảo quản lạnh rau quả”, xây dựng “chợ biên giới” ở các cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Kim Thành (Lào Cai); tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để mở rộng thị trường khu vực này nhằm giảm áp lực tại cửa khẩu Tân Thanh; tăng lượng xuất khẩu nông sản qua cặp cửa khẩu Kim Thành, đón đầu việc thông xe tuyến Nội Bài - Lào Cai.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Công Thương quan tâm bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa thanh long Bình Thuận vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm nhằm tạo điều kiện để giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu loại trái cây này đến các quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ đó, tránh được sự quá phụ thuộc vào một thị trường tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro như thị trường Trung Quốc…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.

Tính đến thời điểm này, người dân huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xuống giống hơn 196ha sen, giảm gần 40ha so với cùng kỳ. Diện tích trồng sen tập trung ở các xã, như: Thới Hưng (150ha), Đông Hiệp (28ha), Trung Thạnh (9ha)… Năm nay mực nước trên đồng thấp, nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung xuống giống lúa thu đông. Đồng thời, giá sen cũng thường xuyên biến động nên nhiều nông dân cũng ngán ngại đầu tư.

Từ một giống “trồng chơi ăn thật”, cây mè bỗng trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân ở các huyện Đông Nam, tỉnh Gia Lai khi cùng một lúc bị thiệt hại kép: mất mùa, rớt giá.