Cần Sớm Quan Tâm Đầu Tư Tạo Nguồn Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê, song vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều thách thức do diện tích cà phê tăng nhanh, nhưng nguồn nước tưới chưa được quan tâm đầu tư.
Hiện tại, toàn tỉnh đã có trên 114.000 ha và dự báo có thể còn tiếp tục tăng nhưng chỉ mới có 200 công trình thủy lợi các loại; với tổng số diện tích cây trồng được tưới từ các công trình thủy lợi là 31.545 ha; trong đó, tưới cho cây cà phê, hồ tiêu và một số loại cây trồng khác khoảng 22.300 ha. Diện tích còn lại được người trồng tưới bằng các nguồn không chủ động như suối, ao trữ, nước mưa…
Trước tình hình khan hiếm nguồn nước tưới cho cây cà phê trong những tháng cao điểm nắng hạn, những năm qua, nông dân đã tự thân vận động trong việc tìm nguồn nước cho cây trồng của mình.
Từ thực tế này đã khiến cho việc phát triển sản xuất của người trồng cà phê trong tỉnh luôn bị động, không những trong điều kiện thời tiết bất thuận mà còn gặp khó trong việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Vì bà con luôn trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không phát huy được tinh thần, ý thức hợp tác trong cộng đồng của những người dân trong vùng chuyên canh cây cà phê. Do đó, nếu việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, ngay từ đầu các cấp ngành chuyên môn, địa phương sớm tiến hành thống kê, rà soát diện tích cà phê trong vùng thì sẽ thuận lợi hơn cho việc bố trí hệ thống cấp nước cho cây cà phê.
Mặt khác, hiện nay, đối với Đắk Nông thì cây cà phê là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương. Do vậy, nếu các địa phương linh động đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu, tổ chức các bộ máy quản lý thủy nông, xây dựng các trạm bơm, xây dựng quy chế thu phí dùng nước, phí môi trường… thì vấn đề quản lý nguồn nước trong mùa khô, giải quyết những khó khăn thiếu hụt nguồn nước trong hệ thống dòng chảy khe, suối, các hồ đập sẽ được thuận lợi hơn. Và đây cũng là nền tảng để các cấp, ngành tiến hành việc quản lý giám sát quá trình thu hoạch, xây dựng thương hiệu, tiến tới sản xuất cà phê bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Trần Văn Sáng (ấp 6B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đang sở hữu một cây cóc “lạ” với nhiều chùm trái nặng trĩu. Cây cóc “siêu” trái này khoảng 30 năm tuổi, trái rất sai và kết thành từng chùm, mỗi chùm từ 150-1.100 trái (nhiều gấp 15-55 lần so với cóc xanh địa phương)

Nhằm khẳng định vị thế là trung tâm của 4 huyên vùng cao phía Bắc, BCH Đảng bộ huyên Yên Minh xây dựng Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh thực hiên chương trình giảm nghèo giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu đến năm 2015 thoát khỏi 62 huyên nghèo của cả nước
-4149318.jpg)
Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO) vừa cảnh báo các cộng đồng dân cư tại Đông Nam Á có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, sau khi lũ lụt tàn phá đồng lúa và các loại cây trồng khác kể từ đầu tháng 9/2011, cộng thêm hoạt động cứu trợ bị gián đoạn

Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội đã triển khai xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lê sạch, siêu ngọt.

Những năm trước đây, thường chỉ có giống tôm sú mới có những thời điểm sốt giá mạnh, còn tôm thẻ giống, tuy cũng có những lúc tăng giá nhưng chưa đến mức để có thể gọi là sốt. Năm nay, do nhu cầu thả nuôi tăng cao, giá tôm thẻ giống đang tăng vọt, và cao hơn cả giá tôm sú giống.