Quảng Nam Được Mùa Hải Sản

Sáu tháng đầu năm 2014, sản lượng hải sản ngư dân tỉnh Quảng Nam đánh bắt được tăng so với cùng kỳ, trong đó nghề đánh bắt xa bờ cho sản lượng cao đã giúp ngư dân có thêm nguồn lực đầu tư bám biển.
Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đạt hơn 41.000 tấn (đạt gần 70% kế hoạch năm), tăng 17% so với cùng kỳ. Nếu như trong quý I, thời tiết không thuận lợi khiến thời gian bám biển của ngư dân không được nhiều thì bước sang quý II - vụ sản xuất chính, sản lượng khai thác hải sản đạt cao.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ được triển khai rộng khắp, kịp thời động viên ngư dân tích cực ra khơi bám biển, đem lại thành công trong mỗi chuyến biển.
Ngành thủy sản đang tăng cường hướng dẫn, tổ chức để ngư dân tham gia mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển nhằm trợ giúp nhau trong quá trình sản xuất. Đến nay, tổng số tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển của tỉnh là 126 với sự tham gia của 896 tàu cá.
Từ cuối năm 2013 đến nay, ngư dân đánh bắt xa bờ của tỉnh đã được hỗ trợ nhiên liệu với số tiền gần 15 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Nam cũng đã hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, giúp ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá sản xuất trên các vùng biển xa với số tiền 379 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện, huyện Lạng Giang đã thành lập Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm với gần 300 hội viên tham gia, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn tấn nấm thương phẩm, gồm các loại chủ yếu là nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm mỡ... đem lại doanh thu vài trăm triệu đồng cho mỗi hộ sản xuất.

Sản lượng tôm nuôi của tỉnh tăng mạnh là do năm nay tình hình thời tiết tương đối ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, giá thương phẩm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng luôn ở mức cao nên người dân mạnh dạn đầu tư thả nuôi.

Từ đây, su su được chuyển bằng ô tô đông lạnh lên Lào Cai, xuất qua Trung Quốc. Một ngày, gia đình ông Bảo xuất từ 5 – 6 tấn su su rau qua bên kia cửa khẩu. Tại thị trường trong nước, mỗi ngày, ông Bảo chuyển từ 1,5 – 2 tấn su su cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.

Ngày 10/12 vừa qua, tại hội thảo “Tăng năng suất sản xuất nông nghiệp: Sử dụng phân bón và hóa chất”, do Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức, đa số nông dân kiến nghị các cơ quan chức năng quản lý tăng cường các biện pháp kiểm tra nạn mua bán phân bón giả, kém chất lượng tràn lan. Trong khi chi phí phân bón chiếm 30-50% giá thành nông phẩm nông dân làm ra.

So với cùng kỳ năm ngoái, XK nhân điều trong 11 tháng qua đã tăng 18,2% về lượng và 22,6% về giá trị. Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của nhân điều Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm nay, Mỹ chiếm 32,79% giá trị điều XK của Việt Nam, tiếp đó là Trung Quốc 15,02%, Hà Lan 11,17%...