Cần sớm nghiên cứu phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây mắc ca

Kết quả theo dõi, đánh giá cho thấy các giống đã thích nghi với điều kiện sinh thái tại địa phương.
Tuy nhiên, qua kiểm tra tình hình dịch hại trên mắc ca trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy đã phát hiện một số đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu như bọ nẹt, rầy mềm, bệnh xì mủ thân do nấm Phytophthora, bệnh khô ngọn, bệnh chổi sề… nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về biện pháp phòng, trừ.
Theo định hướng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 thì trước mắt, tỉnh sẽ phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức đạt quy mô 12.448 ha, trong đó, trồng xen 7.384 ha, trồng thuần loài 4.093 ha và trồng phân tán 1.005 ha.
Đối với trồng thuần chủ yếu triển khai trên diện tích đất trống, đất nương rẫy, đất vườn điều, cao su và đất trồng cây công nghiệp khác kém hiệu quả.
Đối với trồng xen, chủ yếu triển khai trên các diện tích đất đã trồng cây cà phê, cây ngắn ngày, cây hàng năm và một số cây trồng khác phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển.
Đối với trồng phân tán chủ yếu trồng trên các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi theo dạng đám, cụm để cải tạo rừng.
Khi diện tích đã được mở rộng theo dạng tập trung hoặc xen canh, khả năng phát sinh các dịch bệnh trên cây mắc ca là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, việc thực hiện các nghiên cứu đầy đủ về thành phần sâu bệnh hại trên cây mắc ca và các giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro, phát triển bền vững loại cây này đang là yêu cầu cấp thiết cần được các cấp, ngành quan tâm.
Có thể bạn quan tâm

Năm năm qua, ngoài việc sử dụng khí biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông Đoàn Văn Lập ở thôn 3, xã Xuân Phú (Huyện Ea kar, Đắk Lắk) đã tận dụng nước thải biogas để tưới tiêu cho vườn tiêu, không cần sử dụng phân bón nhưng tiêu vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Đối tác chiến lược là tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã tiêu thụ 100% sản phẩm tôm của công ty.