Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Sớm Khắc Phục Những Tồn Tại, Khó Khăn Trong Phát Triển Thuỷ Sản

Cần Sớm Khắc Phục Những Tồn Tại, Khó Khăn Trong Phát Triển Thuỷ Sản
Ngày đăng: 03/09/2014

8 tháng năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản của toàn tỉnh Quảng Ninh đạt trên 59.000 tấn (nuôi trồng đạt trên 20.000 tấn, khai thác đạt gần 39.000 tấn), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 7,5 triệu USD.

Những con số trên đã cho thấy sản lượng thuỷ sản của tỉnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa phương học tập; xoá đói giảm nghèo.

Tuy vậy, ngành thuỷ sản của tỉnh hiện vẫn đang còn nhiều tồn tại, khó khăn. Có lẽ, câu chuyện của những người nuôi tôm ở xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất. Hai năm 2013 và 2014, các hộ nuôi tôm sú ở đây đều lao đao bởi thiệt hại do dịch bệnh, ước tính lên tới hàng tỷ đồng.

Theo tính toán, toàn xã đã có gần 300ha nuôi tôm sú của trên 100 hộ nuôi bị mắc bệnh và thiệt hại nặng. Tình trạng tôm chết liên tiếp hai mùa nuôi ở vùng nuôi tôm Hải Lạng có thể nói là hậu quả của sự cộng hưởng nhiều yếu tố môi trường, con giống, kỹ thuật...

Những tồn tại về đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành thuỷ sản hiện nay đã khiến thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Không chỉ cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi trồng thuỷ sản đang yếu và thiếu mà việc bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng tránh trú bão, dịch vụ hậu cần nghề cá, hạ tầng thương mại thuỷ sản cũng rất khó khăn.

Đến nay, toàn tỉnh có 7 dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đang được triển khai thực hiện; trong đó có 5 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của Trung ương, 1 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của tỉnh, 1 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ thẩm định. Thực tế, các dự án này được triển khai khá chậm, nguyên nhân chính là do thiếu vốn bởi mức kinh phí đầu tư lớn nằm ngoài khả năng cân đối kinh phí đầu tư của một số huyện, thị xã, thành phố.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo chất lượng con giống cũng đang là một vấn đề khó. Toàn tỉnh hiện có 27 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; trong đó, có 14 trại sản xuất kinh doanh giống nước mặn và nước lợ, 13 trại sản xuất kinh doanh giống nước ngọt. Công suất mỗi trại bình quân đạt khoảng 30-40 triệu con giống/năm, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Đầm Hà, Đông Triều.

Tuy nhiên, lượng con giống thuỷ sản mà các trại giống này cung cấp mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu trong toàn tỉnh, chưa hình thành được chuỗi giá trị trong sản xuất thuỷ sản, chưa liên kết giữa người sản xuất giống, người nuôi trồng thuỷ sản và người chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

Thêm vào đó, tình trạng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản không tuân thủ quy hoạch đã không đảm bảo khả năng tái tạo nguồn lợi, gây cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản...

Nghị quyết về phát triển thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đặt ra mục tiêu, đến năm 2020, kinh tế thuỷ sản chiếm 3% GDP của tỉnh, đóng góp 65% GDP trong khối nông, lâm, ngư nghiệp, giá trị thuỷ sản (tính theo giá trị năm 2010) đạt trên 6.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt từ 13-14%/năm. Để hiện thực hoá các mục tiêu này, cần phải có những giải pháp kịp thời và hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Sơn Tân mất mùa điều Sơn Tân mất mùa điều

Vụ thu hoạch điều năm nay ở Sơn Tân (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), nông dân kém vui khi điều mất mùa khoảng 60 - 70% do nắng hạn, sâu bệnh…

19/05/2015
Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP Tiền Giang hướng mở cho vùng sản xuất rau VietGAP

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh Tiền Giang với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

19/05/2015
Đậu phụng được mùa, được giá Đậu phụng được mùa, được giá

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, nông dân Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) sản xuất gần 400 ha đậu phụng. Nếu như những năm trước phải sản xuất trong điều kiện thiếu nước tưới, rất vất vả, thì năm nay với nguồn nước tưới dồi dào được tăng cường từ hệ thống kênh tưới Văn Phong vừa xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, bà con nông dân xã Bình Thuận đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển cây đậu phụng.

19/05/2015
Bệnh trắng lá mía gây hại 2.113 ha Bệnh trắng lá mía gây hại 2.113 ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại 2.113ha; tỷ lệ bệnh từ 30 đến hơn 70%. Cụ thể: Tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bệnh phát sinh gây hại khoảng 2.106ha, tăng 932ha so với niên vụ 2013 - 2014, tập trung gây hại mía giai đoạn đẻ nhánh, vươn lóng với các giống nhiễm chủ yếu là Suphanburi 7, U-Thoong 4, K95-156. Tại huyện Diên Khánh, diện tích nhiễm bệnh là 6,4ha trên giống Suphanburi 7, U-thoong 4.

19/05/2015
Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

19/05/2015