Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Sớm Khắc Phục Những Tồn Tại, Khó Khăn Trong Phát Triển Thuỷ Sản

Cần Sớm Khắc Phục Những Tồn Tại, Khó Khăn Trong Phát Triển Thuỷ Sản
Ngày đăng: 03/09/2014

8 tháng năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản của toàn tỉnh Quảng Ninh đạt trên 59.000 tấn (nuôi trồng đạt trên 20.000 tấn, khai thác đạt gần 39.000 tấn), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 7,5 triệu USD.

Những con số trên đã cho thấy sản lượng thuỷ sản của tỉnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa phương học tập; xoá đói giảm nghèo.

Tuy vậy, ngành thuỷ sản của tỉnh hiện vẫn đang còn nhiều tồn tại, khó khăn. Có lẽ, câu chuyện của những người nuôi tôm ở xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất. Hai năm 2013 và 2014, các hộ nuôi tôm sú ở đây đều lao đao bởi thiệt hại do dịch bệnh, ước tính lên tới hàng tỷ đồng.

Theo tính toán, toàn xã đã có gần 300ha nuôi tôm sú của trên 100 hộ nuôi bị mắc bệnh và thiệt hại nặng. Tình trạng tôm chết liên tiếp hai mùa nuôi ở vùng nuôi tôm Hải Lạng có thể nói là hậu quả của sự cộng hưởng nhiều yếu tố môi trường, con giống, kỹ thuật...

Những tồn tại về đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành thuỷ sản hiện nay đã khiến thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Không chỉ cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi trồng thuỷ sản đang yếu và thiếu mà việc bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng tránh trú bão, dịch vụ hậu cần nghề cá, hạ tầng thương mại thuỷ sản cũng rất khó khăn.

Đến nay, toàn tỉnh có 7 dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đang được triển khai thực hiện; trong đó có 5 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của Trung ương, 1 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của tỉnh, 1 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ thẩm định. Thực tế, các dự án này được triển khai khá chậm, nguyên nhân chính là do thiếu vốn bởi mức kinh phí đầu tư lớn nằm ngoài khả năng cân đối kinh phí đầu tư của một số huyện, thị xã, thành phố.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo chất lượng con giống cũng đang là một vấn đề khó. Toàn tỉnh hiện có 27 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; trong đó, có 14 trại sản xuất kinh doanh giống nước mặn và nước lợ, 13 trại sản xuất kinh doanh giống nước ngọt. Công suất mỗi trại bình quân đạt khoảng 30-40 triệu con giống/năm, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Đầm Hà, Đông Triều.

Tuy nhiên, lượng con giống thuỷ sản mà các trại giống này cung cấp mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu trong toàn tỉnh, chưa hình thành được chuỗi giá trị trong sản xuất thuỷ sản, chưa liên kết giữa người sản xuất giống, người nuôi trồng thuỷ sản và người chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

Thêm vào đó, tình trạng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản không tuân thủ quy hoạch đã không đảm bảo khả năng tái tạo nguồn lợi, gây cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản...

Nghị quyết về phát triển thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đặt ra mục tiêu, đến năm 2020, kinh tế thuỷ sản chiếm 3% GDP của tỉnh, đóng góp 65% GDP trong khối nông, lâm, ngư nghiệp, giá trị thuỷ sản (tính theo giá trị năm 2010) đạt trên 6.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt từ 13-14%/năm. Để hiện thực hoá các mục tiêu này, cần phải có những giải pháp kịp thời và hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm

Đó là kết luận của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản III - cơ quan thực hiện đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng (KST), nấm và vi khuẩn trên cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu chính thức.

26/08/2015
Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông

Hiện nay đang vào đầu mua mưa- thời điểm các loài cá bắt đầu sinh sản. Thế nhưng, trên sông Vàm Cỏ Đông, nhiều người dân vẫn khai thác thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau.

26/08/2015
Tôm chân trắng nuôi theo công nghệ cao được mùa được giá Tôm chân trắng nuôi theo công nghệ cao được mùa được giá

Năm 2015, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thả nuôi tôm chân trắng trên 180 ha. Trong khi tôm nuôi trong ao đất không mấy khả quan do tôm bị dịch bệnh thậm chí chết hàng loạt thì các hộ nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao ở địa phương lại đang rất phấn khởi vì tôm được mùa được giá.

26/08/2015
Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm Nông dân huyện Đầm Dơi chuyển đổi hình thức nuôi tôm

Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 62.000 ha. Từ tập quán nuôi tôm truyền thống đến nay người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi có hiệu quả hơn.

26/08/2015
Gà lông xù thú cưng mới Gà lông xù thú cưng mới

Những ngày qua, dư luận trong và ngoài tỉnh không ngớt bàn tán xôn xao về giống gà lông xù có nguồn gốc từ Thái Lan được ông Nguyễn Tấn Đẹp (sinh năm 1950, ngụ ấp An Lợi, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) nhập về nuôi hơn 3 năm qua.

26/08/2015