Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Nhân Rộng Mô Hình Trồng Xen Cây Nông Nghiệp Ngắn Ngày Trong Nương Cao Su

Cần Nhân Rộng Mô Hình Trồng Xen Cây Nông Nghiệp Ngắn Ngày Trong Nương Cao Su
Ngày đăng: 17/10/2014

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Ngoài điều tra, thu thập bộ số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh, Đề tài tập trung nghiên cứu về cây trồng xen và cơ cấu cây trồng xen trong nương cao su tại 2 điểm thuộc xã Thanh An (huyện Điện Biên) và xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo).

Năm 2014, Đề tài thực hiện mô hình trình diễn trồng ngô xuân hè - đỗ thu đông; lúa cạn xuân hè - lạc thu đông tại xã Thanh An. Mô hình trồng đỗ xuân hè - lạc thu đông và lúa cạn hè thu tại xã Mường Mùn. Kết quả thực hiện mô hình ban đầu cho thấy, cây trồng xen không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại trên cây cao su.

Việc bố trí cây trồng xen trong nương cao su mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với cao su trồng thuần từ 2,5 - 19,6 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, khi bố trí cơ cấu cây trồng xen đã góp phần quan trọng giảm lượng đất xói mòn rửa trôi so với cao su trồng thuần; hàm lượng mùn và các nguyên tố đa lượng, dễ tiêu khi trồng xen đều có xu hướng tăng cao...

Để đạt hiệu quả kinh tế cao, Đề tài khuyến cáo chỉ áp dụng biện pháp trồng xen trong vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản, trên loại đất có độ phì trung bình trở lên và cho những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Với những hiệu quả cây trồng xen trong nương đồi cao su đem lại, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai mở rộng mô hình; nhân rộng kết quả cho người dân trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.

14/08/2014
Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

14/08/2014
Bán Mía Sớm Để Nhẹ Gánh Bán Mía Sớm Để Nhẹ Gánh

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

14/08/2014
Định Hướng Phát Triển Cây Cao Su Tại 3 Huyện Phía Nam Định Hướng Phát Triển Cây Cao Su Tại 3 Huyện Phía Nam

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

14/08/2014
Tu Tra Có Trang Trại 1.600 Con Bò Sữa Tu Tra Có Trang Trại 1.600 Con Bò Sữa

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.

14/08/2014