Cần Nhân Rộng Mô Hình Trồng Xen Cây Nông Nghiệp Ngắn Ngày Trong Nương Cao Su

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Ngoài điều tra, thu thập bộ số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh, Đề tài tập trung nghiên cứu về cây trồng xen và cơ cấu cây trồng xen trong nương cao su tại 2 điểm thuộc xã Thanh An (huyện Điện Biên) và xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo).
Năm 2014, Đề tài thực hiện mô hình trình diễn trồng ngô xuân hè - đỗ thu đông; lúa cạn xuân hè - lạc thu đông tại xã Thanh An. Mô hình trồng đỗ xuân hè - lạc thu đông và lúa cạn hè thu tại xã Mường Mùn. Kết quả thực hiện mô hình ban đầu cho thấy, cây trồng xen không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại trên cây cao su.
Việc bố trí cây trồng xen trong nương cao su mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với cao su trồng thuần từ 2,5 - 19,6 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, khi bố trí cơ cấu cây trồng xen đã góp phần quan trọng giảm lượng đất xói mòn rửa trôi so với cao su trồng thuần; hàm lượng mùn và các nguyên tố đa lượng, dễ tiêu khi trồng xen đều có xu hướng tăng cao...
Để đạt hiệu quả kinh tế cao, Đề tài khuyến cáo chỉ áp dụng biện pháp trồng xen trong vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản, trên loại đất có độ phì trung bình trở lên và cho những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Với những hiệu quả cây trồng xen trong nương đồi cao su đem lại, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai mở rộng mô hình; nhân rộng kết quả cho người dân trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!

Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” trong nông nghiệp liên tiếp tái diễn khiến nông dân “hụt hơi” trên mảnh đất của mình. Tháng 5, tháng 6 hàng năm là cao điểm mùa thu hoạch các loại trái cây của các nhà vườn như chôm chôm, thanh long, sầu riêng, mít, măng cụt…

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.