Cận lễ 20/11 hoa Đà Lạt đồng loạt tăng giá mạnh
Theo ghi nhận của phóng viên tại các cửa hàng hoa và nhà vườn trồng hoa Đà Lạt, giá của nhiều loại hoa đã bắt đầu tăng mạnh.
Cụ thể, hoa hồng (tất cả các màu) ngày thường có giá dao động từ 1.500 - 2000 đồng/bông nay tăng lên 5.000 đồng/bông (giá mua tại vườn).
Hoa đồng tiền từ 1.000 đồng/bông tăng lên khoảng 2.300 đồng/bông.
Hoa cẩm chướng có giá 35.000 đồng/bó, tăng gấp đôi so với ngày thường. Hoa sa-lem từ 10.000 đồng/bó nay tăng lên 30.000 đồng/ bó.
Một số loại hoa khác như hoa hướng dương cành, mắt ngọc, ly ly… cũng tăng từ 25- 30%.
Tại các cửa hàng bán lẻ ở chợ Đà Lạt, giá các loại hoa bán lẻ cao hơn giá gốc tại vườn khoảng 25- 30%.
Thậm chí, tại một số cửa hàng hoa di động tại đường Nguyễn Công Trứ, ngã 5 Đại học Đà Lạt… các loại hoa có giá cao gấp đôi.
Chủ vựa Ánh Tuyết, chuyên kinh doanh hoa tại Làng hoa Vạn Thành (TP Đà Lạt) cho biết, sở dĩ giá hoa năm nay tăng mạnh là do cầu hoa trong dịp 20/11 năm nay lớn hơn mọi năm.
Sản lượng hoa năm nay cũng thấp hơn so với mọi năm do tình hình thời tiết không thuận lợi.
Cũng theo bà Tuyết, các loại hoa Đà Lạt đặc biệt là hoa hồng được các thị trường ưa chuộng, nhất là TP.Hồ Chí Minh.
Nhưng hiện tại, nhiều mặt hàng hoa đang trở nên khan hiếm nguồn cung, không có hàng.
Còn theo chị Nguyễn Thi Hòa, một nhà vườn chuyên trồng hoa tại Vạn Thành (TP Đà Lạt) cho rằng: cứ đến dịp lễ giá hoa tăng là chuyện bình thường.
Một năm chỉ có vài ngày như thế này nhà vườn mới có dịp bán được giá cao.
Mà thông thường cứ được dịp giá cao thì hoa lại khan hiếm, như năm nay thời tiết thất thường nên sản lượng hoa bị sụt giảm.
Theo tính toán của phòng kinh tế địa phương, dịp 20/11 năm nay, Đà Lạt sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 40 triệu cành hoa các loại.
Theo quy luật, giá hoa Đà Lạt sẽ tăng trong khoảng từ ngày 16/11 đến ngày 19/11, sau dịp này, giá hoa sẽ trở lại như ngày thường.
Có thể bạn quan tâm

Tiền Giang được mệnh danh là một trong những trung tâm lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về sản xuất, cung ứng con giống thủy sản, đặc biệt là sinh sản giống nhân tạo.

Hiện nay, người nuôi cá tra phải đối diện với nhiều thách thức. Đặc biệt giá cá tra thương phẩm đang sụt giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Để giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Đồng Tháp tích cực tìm những hướng đi cho ngành hàng chủ lực.

Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị XK. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù được xem là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, nhưng nghề làm cá cơm ở làng chài Mũi Né (TP Phan Thiết) đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự vất vả của nghề, đầu ra thì bấp bênh, thiếu vốn đầu tư và nguồn lợi thủy sản đang ngày dần cạn kiệt. Làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một nếu không có biện pháp kịp thời.

Tính đến hết tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường XK đơn lẻ hàng đầu trong khối, duy nhất giá trị XK sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7% so với cùng kỳ năm 2014.