Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản

Trong một lần đi ngang bè cá của anh Trịnh Kỳ Hòa, một ngư dân nuôi thủy sản lồng bè kỳ cựu trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thấy trên bè có trang bị ti vi và quạt điện, chúng tôi rất ngạc nhiên, ghé lại tìm hiểu thì được anh cho biết, gia đình vừa mới trang bị giàn “điện gió”, theo cách gọi của người dân nơi đây về hệ thống điện sử dụng năng lượng gió, với giá khoảng 38 triệu đồng.
“Hệ thống điện gió của mình, nói là hệ thống cho sang, chứ thật ra chúng được thiết kế và lắp ráp khá đơn giản, trên nóc nhà bè là giàn cánh quạt với 3 sải cánh dài khoảng 70 cm bắc nối trực tiếp vào trục của tuốc bin quay liên tục tạo ra dòng điện, điện được hệ thống dây dẫn đến cục diod nắn dòng, sau đó được nạp vào 2 bình ắc quy loại lớn, điện được nạp liên tục, và thường là luôn đầy bình.
Để sử dụng các loại đồ điện gia dụng trên bè như ti vi, quạt, đèn thắp sáng thì cần phải chuyển đổi từ điện 1 chiều sang dòng điện 2 chiều 220 volt”, anh Hòa cho biết.
Được biết, hệ thống điện gió của gia đình do cơ sở điện của anh Nguyễn Văn Sơn, ở đường Bình Giã, thành phố Vũng Tàu lắp ráp. Qua trao đổi với chúng tôi, anh Sơn, chủ cửa hàng cho biết, cơ sở của anh nhận thiết kế và lắp ráp hệ thống điện gió theo yêu cầu trên toàn tỉnh, hệ thống sau khi đưa vào vận hành khai thác sẽ được phía cơ sở bảo hành miễn phí 5 năm đối với các loại linh kiện chính. Sau gần 5 tháng đưa vào sử dụng, hệ thống hoạt động trơn tru, cung cấp nguồn điện khá ổn định phục vụ sinh hoạt cho gia đình anh Hòa.
Việc thí điểm ứng dụng và khai thác nguồn điện gió tại làng bè trên sông Chà Và bước đầu đã chứng minh hiệu quả về kinh tế, qua đó góp phần cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà con sống lênh đênh sông nước. Sau ngày lao động mệt nhọc, bà con được giao lưu học hỏi về nuôi trồng, phòng chống bệnh dịch, gìn giữ môi trường cho vùng nuôi của gia đình mình.
Để việc khai thác nguồn năng lượng gió, rất cần sự đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn nhằm hỗ trợ cho người dân trong việc sản xuất đại trà, giảm chi phí giá thành cũng như khắc phục các hạn chế rung lắc, để từ đó khai thác hiệu quả nguồn năng lượng gió ở Việt Nam, một quốc gia ven biển không bao giờ thiếu gió.
Có thể bạn quan tâm

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên”. Tổng kinh phí thực hiện Dự án trên 30,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án.

Giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 7-11, thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 270.000- 280.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 230.000- 240.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg…