Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản

Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 16/04/2015

Trong một lần đi ngang bè cá của anh Trịnh Kỳ Hòa, một ngư dân nuôi thủy sản lồng bè kỳ cựu trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thấy trên bè có trang bị ti vi và quạt điện, chúng tôi rất ngạc nhiên, ghé lại tìm hiểu thì được anh cho biết, gia đình vừa mới trang bị giàn “điện gió”, theo cách gọi của người dân nơi đây về hệ thống điện sử dụng năng lượng gió, với giá khoảng 38 triệu đồng.

“Hệ thống điện gió của mình, nói là hệ thống cho sang, chứ thật ra chúng được thiết kế và lắp ráp khá đơn giản, trên nóc nhà bè là giàn cánh quạt với 3 sải cánh dài khoảng 70 cm bắc nối trực tiếp vào trục của tuốc bin quay liên tục tạo ra dòng điện, điện được hệ thống dây dẫn đến cục diod nắn dòng, sau đó được nạp vào 2 bình ắc quy loại lớn, điện được nạp liên tục, và thường là luôn đầy bình.

Để sử dụng các loại đồ điện gia dụng trên bè như ti vi, quạt, đèn thắp sáng thì cần phải chuyển đổi từ điện 1 chiều sang dòng điện 2 chiều 220 volt”, anh Hòa cho biết.

Được biết, hệ thống điện gió của gia đình do cơ sở điện của anh Nguyễn Văn Sơn, ở đường Bình Giã, thành phố Vũng Tàu lắp ráp. Qua trao đổi với chúng tôi, anh Sơn, chủ cửa hàng cho biết, cơ sở của anh nhận thiết kế và lắp ráp hệ thống điện gió theo yêu cầu trên toàn tỉnh, hệ thống sau khi đưa vào vận hành khai thác sẽ được phía cơ sở bảo hành miễn phí 5 năm đối với các loại linh kiện chính. Sau gần 5 tháng đưa vào sử dụng, hệ thống hoạt động trơn tru, cung cấp nguồn điện khá ổn định phục vụ sinh hoạt cho gia đình anh Hòa.

Việc thí điểm ứng dụng và khai thác nguồn điện gió tại làng bè trên sông Chà Và bước đầu đã chứng minh hiệu quả về kinh tế, qua đó góp phần cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà con sống lênh đênh sông nước. Sau ngày lao động mệt nhọc, bà con được giao lưu học hỏi về nuôi trồng, phòng chống bệnh dịch, gìn giữ môi trường cho vùng nuôi của gia đình mình.

Để việc khai thác nguồn năng lượng gió, rất cần sự đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn nhằm hỗ trợ cho người dân trong việc sản xuất đại trà, giảm chi phí giá thành cũng như khắc phục các hạn chế rung lắc, để từ đó khai thác hiệu quả nguồn năng lượng gió ở Việt Nam, một quốc gia ven biển không bao giờ thiếu gió.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS

Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.

23/06/2013
Chôm Chôm Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Ở Tiền Giang Chôm Chôm Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Ở Tiền Giang

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có 600 ha trồng chôm chôm Java, chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha. Tập trung ở các xã: Tân Phong, Ngũ Hiệp, Hội Xuân và Hiệp Đức.

10/11/2012
Giá Tăng, Nông Dân Hết Mía Ở Hậu Giang Giá Tăng, Nông Dân Hết Mía Ở Hậu Giang

Những ngày gần đây, giá mía tại vùng nguyên liệu huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có chiều hướng nhích lên. Tuy giá tăng, nhưng diện tích mía còn lại không nhiều và lợi nhuận của nông dân được cải thiện không đáng kể.

12/11/2012
Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật

Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.

23/06/2013
Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.

07/03/2013