Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản

Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 16/04/2015

Trong một lần đi ngang bè cá của anh Trịnh Kỳ Hòa, một ngư dân nuôi thủy sản lồng bè kỳ cựu trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thấy trên bè có trang bị ti vi và quạt điện, chúng tôi rất ngạc nhiên, ghé lại tìm hiểu thì được anh cho biết, gia đình vừa mới trang bị giàn “điện gió”, theo cách gọi của người dân nơi đây về hệ thống điện sử dụng năng lượng gió, với giá khoảng 38 triệu đồng.

“Hệ thống điện gió của mình, nói là hệ thống cho sang, chứ thật ra chúng được thiết kế và lắp ráp khá đơn giản, trên nóc nhà bè là giàn cánh quạt với 3 sải cánh dài khoảng 70 cm bắc nối trực tiếp vào trục của tuốc bin quay liên tục tạo ra dòng điện, điện được hệ thống dây dẫn đến cục diod nắn dòng, sau đó được nạp vào 2 bình ắc quy loại lớn, điện được nạp liên tục, và thường là luôn đầy bình.

Để sử dụng các loại đồ điện gia dụng trên bè như ti vi, quạt, đèn thắp sáng thì cần phải chuyển đổi từ điện 1 chiều sang dòng điện 2 chiều 220 volt”, anh Hòa cho biết.

Được biết, hệ thống điện gió của gia đình do cơ sở điện của anh Nguyễn Văn Sơn, ở đường Bình Giã, thành phố Vũng Tàu lắp ráp. Qua trao đổi với chúng tôi, anh Sơn, chủ cửa hàng cho biết, cơ sở của anh nhận thiết kế và lắp ráp hệ thống điện gió theo yêu cầu trên toàn tỉnh, hệ thống sau khi đưa vào vận hành khai thác sẽ được phía cơ sở bảo hành miễn phí 5 năm đối với các loại linh kiện chính. Sau gần 5 tháng đưa vào sử dụng, hệ thống hoạt động trơn tru, cung cấp nguồn điện khá ổn định phục vụ sinh hoạt cho gia đình anh Hòa.

Việc thí điểm ứng dụng và khai thác nguồn điện gió tại làng bè trên sông Chà Và bước đầu đã chứng minh hiệu quả về kinh tế, qua đó góp phần cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà con sống lênh đênh sông nước. Sau ngày lao động mệt nhọc, bà con được giao lưu học hỏi về nuôi trồng, phòng chống bệnh dịch, gìn giữ môi trường cho vùng nuôi của gia đình mình.

Để việc khai thác nguồn năng lượng gió, rất cần sự đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn nhằm hỗ trợ cho người dân trong việc sản xuất đại trà, giảm chi phí giá thành cũng như khắc phục các hạn chế rung lắc, để từ đó khai thác hiệu quả nguồn năng lượng gió ở Việt Nam, một quốc gia ven biển không bao giờ thiếu gió.


Có thể bạn quan tâm

Giữ Rừng Cho Con Cháu Mai Sau Giữ Rừng Cho Con Cháu Mai Sau

Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

29/06/2013
Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

29/06/2013
Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

29/06/2013
Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

29/06/2013
Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

29/06/2013