Cần hơn 4.000 tỷ đồng để phát triển cà phê
Trong đó, vốn ngân sách nhà nước 406 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, nhân dân và các nguồn vốn khác là 3.652 tỷ đồng, chưa kể vốn đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cà phê, như thủy lợi, điện, giao thông… sẽ được lồng ghép vào các nguồn vốn khác.
Với mục tiêu phát triển cà phê hiệu quả cao và bền vững;
Phát triển công nghiệp chế biến; cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ ổn định khoảng 15.000ha cà phê, trong đó có khoảng 15 - 20% diện tích cà phê chè.
Năng suất bình quân cà phê nhân đạt 3,1 - 3,2 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 460.000 - 480.000 tấn/năm.
Đặc biệt, nâng cao năng lực chế biến cà phê nhân đạt 440.000 - 450.000 tấn, trong đó 70% sản lượng được chế biến theo quy mô công nghiệp, số còn lại chế biến theo công nghệ ướt, đồng thời hình thành một số nhà máy tinh chế cà phê với công nghệ hiện đại để chế biến cà phê bột và cà phê hòa tan.
Để hình thành những vùng nguyên liệu có quy mô lớn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, Lâm Đồng tập trung phát triển 4 vùng chuyên canh cà phê có quy mô lớn tại các huyện Di Linh (41.000ha), Lâm Hà (40.000ha), Bảo Lâm (29.000ha) và Đức Trọng (15.800ha).
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.