Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Có Qui Định Về Nuôi Cá Tra, Ai Vi Phạm Sẽ Phạt

Cần Có Qui Định Về Nuôi Cá Tra, Ai Vi Phạm Sẽ Phạt
Ngày đăng: 21/09/2013

Bên cạnh đó, việc gắn kết chặt chẽ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu: nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu… là cần thiết.

Sáng ngày 19/9, Hiệp hội cá tra Việt Nam có cuộc làm việc với UBND TP Cần Thơ về tình hình sản xuất cá tra trong những tháng đầu năm; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra hiện nay.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Cần Thơ cho thấy, hiện nay trên địa bàn Cần Thơ có trên 800 ha nuôi cá nguyên liệu. Trong đó có 5 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác 140 ha, 15 hộ nuôi liên kết 35 ha, 13 doanh nghiệp 192 ha, 182 hộ lẻ còn lại, số hộ nhỏ lẻ chiếm đa số.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra vẫn hết sức khó khăn về nguồn vốn vay ngân hàng, chi phí sản xuất tăng, tiêu thụ bất ổn, chất lượng con giống khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, vấn đề quản lý chất lượng chưa chặt chẽ, chưa mạnh tay xử lý các doanh nghiệp sử dụng hoá chất, mạ băng tăng trọng. Vì thế, cần gắn kết chặt chẽ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu, đặc biệt là có kênh thông tin chính thống dự báo nhu cầu thị trường để điều chỉnh sản lượng, tránh cung vượt cầu làm giảm giá trị…

Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kiến nghị: “Sắp tới, vấn đề đầu tiên là làm sao Chính phủ sớm ban hành chính sách về nuôi và tiêu thụ cá tra. Từ đó có căn cứ để người nuôi và người chế biến phải cùng thực hiện, sai chỗ nào sẽ xử lý chỗ đó”.

Với vai trò, trách nhiệm hiệp hội, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội, đã tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để kiện toàn bộ máy hoạt động với mục tiêu của hiệp hội là tập trung vào công tác quản lý quy hoạch, ổn định sản lượng nuôi và chế biến. Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

28/10/2013
Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

28/10/2013
Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

29/10/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

29/10/2013
Toàn Tỉnh Có Hơn 3.100 Hộ Nuôi Ong Mật Toàn Tỉnh Có Hơn 3.100 Hộ Nuôi Ong Mật

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

29/10/2013