Cận cảnh nho dại lừa dân Hà Thành 2 triệu

Được biết, đây là loại nho nhập từ nước ngoài về. Loại nho này mỗi chùm chỉ vài quả, tròn mọng, to bằng đầu ngón tay. Điểm đặc biệt nhất của chúng là sự “trong suốt”, có thể nhìn thấu từ vỏ vào bên trong của trái.
Chính vì vậy nên loại nho này được đặt một cái tên khá “mĩ miều”: Nho chuỗi ngọc.
Loại quả này ăn có vị chua thanh, không ngọt như các giống nho khác. Khi chín, quả có 4 màu đỏ, đen, hồng và trắng.
Tuy nhiên, loại quả này có nguồn gốc không hề “sang chảnh” như cái tên của nó.
Được biết, nho chuỗi ngọc vốn dĩ là một loại quả mọc ven đường tại các quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan…
Tên thật của loại quả này là Ribes (quả lý chua), được trồng tại các khu vực ôn đới, cho năng suất rất cao.
Cây thuộc dạng cây bụi thường, cao tới 1-1,5 m. Một bụi cây có thể cho tới 3-4 kg.
Đường kính quả khoảng 8-12 mm. Mỗi chùm có từ 3-10 quả.
Loại quả này dễ mọc tới mức bị coi như một loại cây dại.
Quả chín mọng vào khoảng thời gian từ giữa đến cuối mùa hè.
Khi chín, quả có màu đỏ tươi, rất thu hút các loại chim, đặc biệt là bồ câu.
Nho chuỗi ngọc có hàm lượng vitamin A, C rất lớn, tốt cho sức khỏe, tim mạch. Quả nho chuỗi ngọc có thể chế biến thành các loại đồ ăn, uống khác nhau như mứt, thạch, kem, rượu…
Tại một số shop hoa quả nhập khẩu và siêu thị ở Việt Nam hiện chưa có loại quả này, thậm chí nhân viên còn chưa bao giờ nghe tên và tỏ ra khá ngạc nhiên với giá cao ngất của nó
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trình diễn canh tác 17,5ha đậu tương vụ đông xuân trên đất lúa một vụ tại các bản Háng Trợ A, B, C (xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông) do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) huyện cùng 51 hộ dân trên địa bàn thực hiện đạt kết quả ngoài mong đợi. Mô hình mở ra hướng sản xuất mới, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực...
Hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây lúa... Để hạn chế sâu bệnh hại lúa, huyện Mường Chà đã chỉ đạo phòng, ban chuyện môn, các xã, thị trấn hướng dẫn bà con cách phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắcca”.
Nhiều năm gần đây, phong trào nuôi tôm tại huyện Tam Nông đang có chiều hướng đi xuống do nhiều nguyên nhân như: người dân khó khăn trong việc tìm đầu ra sản phẩm, nguồn tôm giống chất lượng cũng gặp nhiều trở ngại...

Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi cá vẩu được nhiều người dân ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chọn lựa nuôi và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.