Cán cân thương mại khu vực phía Nam nghiêng về xuất siêu

Khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố là khu vực kinh tế năng động, có nhiều trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất cả nước; thu hút hơn 55% vốn FDI và chiếm 90% trữ lượng dầu cả nước. Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực này có chuyển biến tích cực, mặt hàng xuất khẩu đa dạng, phong phú, thị trường xuất khẩu được mở rộng.
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) kim ngạch xuất khẩu năm 2014 toàn khu vực phía Nam đạt 73,93 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 50% so với cả nước), tăng 14,87% so với năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (13,6%). Trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 46,23 tỷ USD, đạt 57,9% kế hoạch năm, tăng 18,85% so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (9,5%).
Bên cạnh xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2014 toàn khu vực thực hiện 68,42 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 46,23% so với cả nước), tăng 13,83% so với năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (12,1%). 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu thực hiện 42,34 tỷ USD, đạt 61,19% kế hoạch năm và tăng 16,86% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (16,4%).
Như vậy, cán cân thương mại xuất nhập khẩu của khu vực phía Nam năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015 đều giữ vị trí xuất siêu (Năm 2014 xuất siêu 5,5 tỷ USD và 7 tháng 2015 là 3,9 tỷ USD).
Để duy trì cán cân xuất siêu, các tỉnh thành tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích và các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Thường xuyên cập nhật và phổ biến kịp thời tình hình triển khai các hiệp định thương mại đã được ký kết; nắm bắt các thông tin về thị trường thế giới nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm.
Có thể bạn quan tâm

Những cây nho xanh đã bén rễ trên đất nhiễm phèn của vùng Thành Sơn, Ninh Thuận, mọc lên tươi tốt cho quả giòn ngọt mang hương vị đặc trưng.

Qua thực tiễn trên đồng ruộng, giống lúa SV 181 có những tính năng vượt trội như TGST ngắn ngày (87 ngày), sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, bộ lá đứng màu xanh nhạt. Bông to, xếp gié dày, nhiều hạt (160 - 180 hạt chắc/bông).

Từ xã đặc biệt khó khăn, với hơn 40% hộ nghèo. Bằng nội lực và tư duy sáng tạo của lãnh đạo địa phương, đến nay Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) không những thoát nghèo mà còn trở thành xã văn hóa nông thôn mới (NTM).

Mùa nước nổi năm nay, cư dân vùng đầu nguồn biên giới An Giang đang rơi vào nghịch cảnh hạn “bà chằn”, khiến cho nguồn lợi sản vật tôm, cá từ thiên nhiên ưu đãi trở nên khan hiếm. Người dân ngày đêm ngóng nước lũ về để kiếm sống.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong thời gian qua, các cơ quan thú y cửa khẩu Việt Nam đã phát hiện 23 lô hàng thủy sản nhập khẩu nhiễm bệnh gồm cá mú giống, tôm giống có mầm bệnh truyền nhiễm và phải tiêu hủy.